Subaru tiếp nối chuỗi bê bối "mất mặt" của ngành công nghiệp Nhật

Theo Bloomberg, cuối tuần trước, hãng ôtô Subaru cho biết dự kiến thu hồi 255.000 xe sau khi thừa nhận đã cho phép các nhân viên chưa được cấp giấy phép đủ trình độ tham gia kiểm định chất lượng xe.
Subaru tiếp nối chuỗi bê bối "mất mặt" của ngành công nghiệp Nhật

Subaru đã cho phép các nhân viên đang trong được đào tạo để nhận giấy phép này tham gia vào quy trình trên tại nhà máy lớn nhất của hãng tại Nhật Bản, Giám đốc điều hành Subaru - Yasuyuki Yoshinaga cho biết trong buổi họp báo ngày 27/10.

"Quy trình kiểm tra cuối cùng rất quan trọng và chúng tôi thừa nhận đã không làm đúng theo quy định", ông Yoshinaga nói. "Chúng tôi đã thực hiện quy trình này suốt hơn 30 năm qua mà không nhận ra nó trái với quy định của Bộ Giao thông".

Theo Subaru, sau khi phát hiện vụ việc, hãng đã cho dừng toàn bộ quy trình trái quy định này ngay lập tức và đang xem xét quy trình này lại từ đầu.

Vụ thu hồi này có thể khiến Subaru tiêu tốn hơn 5 tỷ Yên (44 triệu USD), Atsushi Osaki – Phó chủ tịch phụ trách kiểm soát chất lượng của hãng này, cho biết.

Ngay sau công bố trên, cổ phiếu Subaru giảm 2,6% trên sàn chứng khoán Tokyo, mức giảm mạnh nhất trong 4 tháng qua. Hiện 17% cổ phần Subaru thuộc sở hữu của Toyota.

Năm ngoái, Subaru xuất xưởng 727.741 xe tại Nhật, trong đó xuất khẩu 582.708 chiếc. Hiện tại, Mỹ là thị trường nước ngoài lớn nhất của hãng này. Số xe bị thu hồi lần này của Subaru bao gồm các mẫu xe được sản xuất cho Toyota.

Vụ việc của Subaru tiếp nối loạt bê bối làm "mất mặt" ngành công nghiệp Nhật vốn nổi tiếng với uy tín và chất lượng.

Trước đó, việc hãng sản xuất túi khí lớn nhất thế giới Takata giấu kín các lỗi kỹ thuật dẫn đến nhiều vụ nổ khiến hơn chục người tử vong gây chấn động toàn cầu. Vụ việc dẫn tới vụ thu hồi lớn nhất trong lịch sử ngành ôtô và khiến công ty này phải nộp đơn xin phá sản vào cuối tháng 6 vừa rồi.

Đầu tháng 10, hãng thép Kobe Steel của Nhật thừa nhận làm giả số liệu về độ bền của sản phẩm nhôm, thép do hãng sản xuất gây chấn động lớn khi sản phẩm của hãng này được dùng trong ôtô của nhiều thương hiệu nổi tiếng, tàu cao tốc và thậm chí cả máy bay, tên lửa.

Gần một tháng trước, hãng ôtô Nissan phải dừng sản xuất tại Nhật Bản để điều chỉnh quy trình kiểm tra chất lượng sau khi thu hồi hơn 1,21 triệu xe vì vi phạm tương tự như Subaru. Nissan đã thực hiện quy trình kiểm tra kỹ thuật trái quy định tại Nhật Bản từ năm 1979. 

Tuy nhiên, hãng này cho biết yêu cầu kỹ sư phải có chứng nhận đủ trình độ để tham gia kiểm tra kỹ thuật là quy định với ôtô dùng trong nội địa Nhật Bản, không áp dụng với các xe xuất khẩu. Hãng này cũng liên tục nhấn mạnh việc này không làm ảnh hưởng tới tính an toàn của xe. Ngay sau vụ việc này, chính phủ Nhật đã yêu cầu các nhà sản xuất ôtô khác phải rà soát lại quy trình sản xuất của mình.

Theo Đức Anh / VnEconomy

Có thể bạn quan tâm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…