Tại sao Hàn Quốc là chìa khóa của công nghệ toàn cầu

Nhiều lĩnh vực xuất khẩu thế mạnh của Hàn Quốc là điểm khởi đầu cho chuỗi cung ứng công nghệ trên toàn thế giới.
Tại sao Hàn Quốc là chìa khóa của công nghệ toàn cầu

Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ - Donald Trump đe doạ đàm phán lại hoạt động thuơng mại với Hàn Quốc và tình trạng gia tăng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, giới phân tích đang chỉ ra Xứ sở Kim chi quan trọng như thế nào đối với công nghệ toàn cầu.

Soo-Kyoum Kim, Giám đốc chương trình nghiên cứu chất bán dẫn tại IDC cho hay, Hàn Quốc chiếm 17% thị trường chất bán dẫn và 64% thị trường chip nhớ toàn cầu.

"Nếu Hàn Quốc bị trúng tên lửa, nguồn cung cấp chip chủ yếu sẽ bị gián đoạn ngay lập tức và tất cả các sản phẩm điện tử cũng sẽ bị ngừng sản xuất", ông Kim nhấn mạnh.

Tất nhiên, một cuộc xung đột quân sự trong khu vực sẽ ảnh hưởng tới hàng chục triệu người và gây tổn thất nặng nề không chỉ trong lĩnh vực công nghệ. Tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử nghiệm thành công bom nhiệt hạch khiến câu hỏi về các chuỗi cung ứng không chỉ là vấn đề học thuật. Nhiều chuyên gia, tổ chức khác cũng chỉ ra khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng công nghệ.

Trong một báo cáo hồi tháng 5, Capital Economics cho biết Hàn Quốc là nhà sản xuất màn hình tinh thể lỏng lớn nhất thế giới, với 40% thị phần và là nhà sản xuất lớn thứ tư thế giới về giá trị gia tăng các sản phẩm điện tử.

"Nếu ngành sản xuất của Hàn Quốc bị thiệt hại do chiến tranh, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt trên toàn cầu. Sự gián đoạn sẽ kéo dài trong một thời gian bởi mất khoảng hai năm để xây dựng lại một nhà máy chất bán dẫn từ đầu", nhà kinh tế học Gareth Leather và Krystal Tan cho biết.

"Với vài trò chủ chốt như là một nhà sản xuất các sản phẩm trung gian, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử, Hàn Quốc sẽ không có đủ công suất dự phòng cho nền kinh tế toàn cầu để bù đắp cho sản lượng bị mất. Nhiều công ty bên ngoài Hàn Quốc sẽ buộc phải ngừng sản xuất", hai chuyên gia này cho biết thêm.

Thật tế, nhiều lĩnh vực xuất khẩu của Hàn Quốc đang là điểm khởi đầu cho các chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia kinh tế còn sử dụng dữ liệu thương mại của quốc gia này như là một thước đo cho triển vọng thương mại trên toàn thế giới.

Theo Vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Chính phủ Mỹ đang ráo riết "săn lùng” nguồn cung trứng từ châu Âu và nhiều quốc gia khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng khiến giá cả leo thang…

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…