Tầm nhìn của Lockheed Martin với chương trình phát triển F-35 sau 10 năm

Sau 10 năm, F-35 sẽ được trang bị hệ thống máy tính mạnh gấp 25 lần hiện nay, có khả năng mang đến 6 tên lửa không đối không, tên lửa đa dụng và vũ khí siêu thanh, được trang bị UAV robot.

Tính đến năm 2030, sẽ có hơn 2.000 máy bay tiêm kích tàng hình F-35 trên toàn thế giới đang được khai thác sử dụng, danh sách khách hàng tiếp tục tăng lên. Doanh số gia tăng bởi giá mua sắm máy bay và chi phí cho mỗi giờ bay bằng hoặc chỉ cao hơn một chút so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. 

Trong tương lai, lực lượng F-35 Block 4 mới sẽ được hiện đại hóa bằng hệ thống máy tính trên thân có sức mạnh tính toán gấp 25 lần so với phiên bản máy bay đang hoạt động hiện nay, cho phép fusion engine (bộ công cụ) trên phần mềm khai thác và xử lý dữ liệu từ hệ thống cảm biến chủ động và thụ động tiên tiến có công suất và độ chính xác cao hơn rất nhiều.

Khi có được khả năng nhận thức tình huống mở rộng, các phi công sẽ có thể sử dụng hiệu quả các loại vũ khí mới. Máy bay có khả năng mang theo 6 tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến Lockheed Martin AIM-260 hoặc Raytheon AIM-120,  tấn công các mục tiêu trên biển bằng Tên lửa tấn công kết hợp Joint Strike Missile; tên lửa tấn công tầm xa mới Vũ khí Tấn công Đa dụng (Stand-in Attack Weapon trong tương lai (SiAW) và có thể là một tên lửa hành trình siêu thanh treo bên ngoài máy bay. 

Trong khi đó, lô 22 F-35 ra mắt dây chuyền lắp ráp của Lockheed vào năm 2030 sẽ được trang bị hệ thống phóng đạn trên không mới, hệ thống cảm biến mới, tăng cường số lượng vũ khí, và tùy theo nhiệm vụ lựa chọn các loại vũ khí phù hợp.

Vị trí và vai trò của F-35 được phát triển từ các nhiệm vụ tấn công và phản kích. Quân đội và Hải quân hiện đang sử dụng cơ sở dữ liệu cảm biến tầm xa của F-35 để dẫn đường các đầu đạn đánh chặn tên lửa đạn đạo và hành trình của đối phương. 

Hệ thống chỉ huy và kiểm soát phi tập trung của Không quân sẽ sử dụng sức mạnh xử lý cơ sở dữ liệu cảm biến và hệ thống truyền thông liên lạc dạng mạng của F-35 để triển khai cuộc tấn công rộng trên tất cả các không gian chiến trường. Phi công F-35 vẫn huấn luyện để thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu truyền thống, nhưng vai trò của máy bay đã thay đổi mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ ban đầu theo thiết kế.

Lockheed đã cung cấp hơn 500 chiếc F-35 đến 9 quốc gia, hiện 3 quốc gia khác đang chuẩn bị nhận máy bay và số lượng đăng ký còn nhiều hơn nữa. Chi phí bay của một chiếc F-35A sẽ giảm xuống còn 77,9 triệu USD cho các máy bay, được giao vào năm 2022 thuộc lô sản xuất thứ 14 hàng năm.

Hệ thống máy tính trên máy bay F-35 sẽ mạnh lên gấp 25 lần so với hiện nay

Bước tiến lớn tiếp theo cho chương trình Block 4 sẽ là năm 2023. Cấu hình Block 4.2 sẽ là phần cứng Technical Refresh 3 (TR-3), bao gồm bộ xử lý lõi tích hợp mới, hệ thống bộ nhớ trên thân siên dung lượng và hệ thống hiển thị buồng lái toàn cảnh. Là máy tính buồng lái đầu tiên cho F-35 kể từ Block 3i xuất hiện năm 2016, TR3 sẽ cho phép có những đột phá mới về khả năng của các cảm biến, đặc biệt là hệ thống tác chiến điện tử BAE Systems ASQ-239.

Chương trình Airborg Sky Skyborg đang phát triển một hệ thống các UAV robot mới phóng từ mặt đất và trên không, với hệ thống điều khiển tiên tiến có thể liên kết phối hợp với phi công như một máy bay chiến đấu độc lập, hoặc máy bay số 2 cho F-35. Drone Sky Skyborg được thiết kế với sự phát triển một hệ thống điều khiển trí tuệ nhân tạo, có thể độc lập thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ. Trong tương lai, các phi công F-35 sẽ được trang bị Skyborg giống như đạn dược thông minh, sẽ được phóng ra để tiêu diệt mục tiêu nhưng sẽ quay trở lại khi không cần thiết và có thể phục hồi để tái sử dụng.

Máy bay không người lái SkyBorg, trang bị cho F-35

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…