Tăng Armata, Pantsir-1SM và súng Kalasnhikov của Nga khuấy đảo IDEX – 2021 ở Dubai

Ngày 21/2, Triển lãm và hội nghị vũ khí & Quốc phòng Quốc tế (IDEX - 2021) lần thứ 15 khai mở tại Dubai, thủ đô của Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Triển lãm sẽ kéo dài từ ngày 21 đến ngày 25/2.

IDEX 2021 là triển lãm và hội nghị quốc phòng quốc tế khu vực Trung Á, giới thiệu các công nghệ mới nhất trong lĩnh vực quốc phòng trên bộ, trên biển và trên không. Đây là một sự kiện lớn để thiết lập và củng cố mối quan hệ với các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và lực lượng vũ trang trên thế giới.

IDEX có sự bảo trợ của Hoàng thân Sheikh Khalifa Bin Zayed Al Nahyan, tổng thống UAE và Tư lệnh tối cao của Lực lượng Vũ trang UAE, do công ty IDEX LLC phối hợp với Lực lượng Vũ trang UAE tổ chức. 

IDEX diễn ra hai năm một lần tại Trung tâm Triển lãm Quốc gia Abu Dhabi (ADNEC), trung tâm Abu Dhabi, thủ đô của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Tại triển lãm, Rosoboronexport - công ty thành viên của tập đoàn nhà nước Nga Rostec - đã giới thiệu những sản phẩm của các công ty hàng đầu thuộc tập đoàn này. Như Tổ hợp Công nghệ độ chính xác cao, Uralvagonzavod, Tập đoàn Kalashnikov, Tekhnodinamika, Shvabe, Avtomatika và Roselectronica.

Xe tăng T-14 Armata

Lần đầu tiên xe tăng Armata (T-14) được giới thiệu ở nước ngoài trong khuôn khổ triển lãm. Tập đoàn Uralvagonzavod đã chuyển  một mô hình đến Abu Dhabi, giới thiệu cho những người tham gia và khách mời một mô hình đại diện phương tiện chiến đấu độc đáo này. Đồng thời, xe Bộ binh Chiến đấu và xe thiết giáp Boomerang  8x8 bánh hơi cũng được đưa đến triển lãm.

6 quốc gia tham dự, đã từng có trong trang vị các xe tăng, thiết giáp của Nga đặc biệt quan tâm đến Armata và đã có những cuộc hội đàm đặc biệt về vấn đề này bên lề triển lãm IDEX – 2021.

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1M

Và cũng là lần đầu tiên, hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1M được trình diễn. Đây là phiên bản xuất khẩu của "Pantsir",  rất thành công trong cuộc chiến bảo vệ căn cứ sân bay Hmeimin của Nga ở Syria. Một số khách hàng nước ngoài tỏ ra quan tâm đến tổ hợp vũ khí phòng  không đặc biệt này và ​​sự quan tâm sẽ còn tăng cao hơn sau triển lãm.

Tiểu liên AK-19 sử dụng đạn tiêu chuẩn NATO 5.56 x45

Súng săn thông minh MP-155-Ultima

Tập đoàn "Kalashnikov" giới thiệu nhiều loại vũ khí bộ binh, trong đó có súng trường tấn công AK-19 sử dụng đạn tiêu chuẩn NATO 5,56 × 45 (.223 Remington). Súng trường tấn công có độ chính xác rất cao trong chiến đấu. 

Một vũ khí đặc biệt nừa là súng săn nòng trơn MP-155 Ultima SMART-gun lần đầu tiên được giới thiệu ở nước ngoài. Vũ khí được thiết kế theo phong cách tương lai, có kính ngắm chống phản xạ và đường ray lắp thiết bị phụ trợ. Báng súng chứa một máy tính tích hợp với màn hình ngoài, bộ định tuyến Wi-Fi, Bluetooth, pin và các thiết bị điện tử khác. Thông qua camera nòng súng truyền video đến điện thoại di động.

Súng săn thông minh MP-155-Ultima của Kalashikov

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...