Tập đoàn vận tải lớn nhất nước Pháp muốn được cấp phép bay tại Việt Nam

Tập đoàn CMA-CGM - Tập đoàn vận tải và logistics hàng đầu Pháp và thế giới khẳng định, Việt Nam là một trong 20 địa bàn đầu tư chiến lược của Tập đoàn trên toàn cầu.
Tập đoàn vận tải CMA-CGM

Hiện, Tập đoàn CMA-CGM cho biết đang chuẩn bị thực hiện các thủ tục đề nghị cấp giấy phép bay cho Công ty vận tải hàng không CMA-CGM (CC Air Cargo). Ngoài ra, Tập đoàn này cũng đề xuất được đầu tư vào dự án mở rộng dự án Cảng Gemalink giai đoạn 2 tại Cái Mép, dự án đầu tư tại bến cảng Lạch Huyện, Hải Phòng; kế hoạch đầu tư cảng cạn tại miền Nam Việt Nam. 

Tập đoàn CMA-CGM đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng cảng tại Việt Nam từ năm 1994, thông qua quan hệ đối tác liên doanh với Tổng Công ty cổ phần Đường sông Miền Nam (Sowatco) và Mitsui&Co (Nhật Bản) tại khu cảng VICT ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tập đoàn hiện cũng cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng không với Công ty CC Air Cargo và dịch vụ logistics trên đất liền với CEVA Logistics.

Về phía Việt Nam, việc Tập đoàn CMA-CGM mở rộng đầu tư cảng cạn tại miền Nam Việt Nam, nơi còn nhiều dư địa phát triển các cảng cạn rất được ủng hộ. Về việc cấp giấy phép bay cho Công ty CC Air Cargo, Tập đoàn CMA-CGM cần triển khai các thủ tục theo quy định. Việt Nam sẽ tích cực hỗ trợ và giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh theo quy định.

Trong thời gian tới, Tập đoàn CMA-CGM cần tiếp tục phối hợp, làm việc chặt chẽ với các cơ quan liên quan để được hướng dẫn, hỗ trợ xử lý vướng mắc, thực hiện triển khai các dự án cảng biển theo đúng quy định của pháp luật và quy hoạch, theo hướng tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, bảo đảm môi trường, mang lại hiệu quả cho cả hai bên.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…