Tàu chở dầu Iran bị UAV tấn công ở cảng dầu Syria

Chiều 24/4, một máy bay không người lái không xác định mang bom tấn công vào một tàu chở dầu của Iran đang neo đậu ngoài khơi cảng dầu chính của Syria ở thị trấn Banias.

Bộ Dầu mỏ và Tài nguyên Thiên nhiên Syria tuyên bố, chiếc UAV tự sát này đến từ hướng biển của Lebanon. Cuộc tấn công gây ra một đám cháy, nhưng được thủy thủ đoàn của tàu chở dầu nhanh chóng dập tắt.

“Các nhân viên cứu hỏa nhanh chóng kiểm soát được ngọn lửa bùng lên ở một trong những khoang trên boong tàu chở dầu ngoài cảng dầu Banias” - tuyên bố cho biết.

Hãng thông tấn Pháp AFP đưa tin, UAV tấn công nhắm mục tiêu là tàu chở dầu Iran, nhưng không cung cấp thêm thông tin về vụ việc.

Chiếc tàu chở dầu của Iran ở Syria bị UAV tấn công
Chiếc tàu chở dầu của Iran ở Syria bị UAV tấn công

Một số truyền thông viên mạng xã hội cho biết, tàu chở dầu bị tấn công mang tên WISDOM thuộc sở hữu của Iran, hoạt động dưới cờ Panama. Tàu chở dầu này là một trong 4 chiếc tàu chở dầu Iran được Hải quân Nga hộ tống tới Syria từ đầu tháng.

Các truyền thông viên mạng xã hội cho rằng, Israel đã thực hiện cuộc tấn công này nhằm đáp trả cuộc tấn công ngày 13/4 vào tàu chở dầu Hyperion Ray, thuộc sở hữu của Israel bị tấn công ngoài khơi Fujairah, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Truyền thông Israel cáo buộc Iran tiến hành vụ tấn công.

Trên truyền thông và thực tế, dường như Israel và Iran đang tiến hành các cuộc chiến không tuyên bố trong nhiều năm.

Tel Aviv thường xuyên cáo buộc Iran hậu thuẫn cho các lực lượng dân quân người Shiite, kẻ thù của Israel, và tăng cường các hoạt động bí mật như ám sát hoặc không kích vào các lực lượng quân tình nguyện người Shiite, Hezbollah ở Syria. 

Ngày 11/4, Iran cáo buộc tình báo Israel tấn công vào nhà máy làm giàu uranium chính của Iran, gây tổn thất lớn về cơ sở vật chất.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...