Tehran giận dữ khi Anh bắt giữ tàu chở dầu của Iran

Thuỷ quân lục chiến Hoàng gia Anh đã bắt giữ một tàu chở dầu khổng lồ của Iran ở Gibraltar vào ngày hôm qua (4/7) khi đang cố gắng đưa dầu đến Syria – đồng nghĩa với việc vi phạm lệnh trừng phạt của E
Tehran giận dữ khi Anh bắt giữ tàu chở dầu của Iran

Tàu chở dầu The Grace 1 bị bắt tại lãnh thổ nước Anh trên mũi phía nam của Tây Ban Nha sau khi thuyền đi vòng quanh châu Phi, một tuyến đường dài từ Trung Đông đến cửa Địa Trung Hải.

Bộ Ngoại giao Iran sau đó đã triệu tập đại sứ Anh và lên tiếng “phản đối gay gắt đối với vụ bắt giữ bất hợp pháp và không thể chấp nhận được”. Hành động này trở thành bằng chứng cho thấy chính Iran nắm quyền sở hữu con tàu – vốn được treo cờ Panama và được liệt kê dưới sự quản lý của một công ty Singapore.

Dữ liệu vận chuyển được xem xét cho thấy con tàu chở một lượng lớn dầu Iran đã rời khỏi khơi biển Iran – khác hẳn với những tài liệu báo cáo nói rằng dầu đến từ nước láng giềng Iraq.

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ John Bolton nói rằng động thái này của Anh là “một tin tức tuyệt vời”.

Hoa Kỳ và các nước đồng minh sẽ tiếp tục ngăn chặn việc chế độ ở Tehran & Damascus thu lợi từ những phi vụ buôn bán bất hợp pháp này,” ông Bolton đăng tải trên Twitter.

Trong khi lệnh trừng phạt cấm Iran vận chuyển dầu tới Syria có hiệu lực từ năm 2011, tuy nhiên châu Âu chưa bao giờ bắt giữ một tàu chở dầu trên biển. Không giống như Hoa Kỳ, châu Âu không có lệnh trừng phạt rộng đối với Iran.

“Đây là lần đầu tiên EU làm điều gì đó mang tính chất công khai và hùng hổ như vậy. Tôi cho là có sự liên quan nào đó tới Hoa Kỳ bởi các lực lượng thành viên NATO có thể đã cùng tham gia,” ông Matthew Oresman – luật sư tại công ty luật Pillsbury Winthrop Shaw Pittman – người chuyên tư vấn cho doanh nghiệp về các lệnh trừng phạt.

Đây có thể là một tín hiệu cho Syria, Iran cũng như Hoa Kỳ thấy được rằng châu Âu thực thi nghiêm túc các biện pháp trừng phạt và EU hoàn toàn có thể ứng phó lại với chính sách ‘bên miệng hố chiến tranh của Iran liên quan tới các cuộc đàm phán hạt nhân hiện nay.”

Chính phủ Gibraltar cho biết họ có cơ sở hợp lý để tin rằng con tàu The Grace 1 đang chuyển dầu thô đến nhà máy lọc dầu Baniyas ở Syria. “Nhà máy đó là tài sản của một thực thể hiện đang chịu lệnh trừng phạt của Liên minh châu ÂU đối với Syria” - Thủ hiến Gibraltar, ông Fabian Picardo cho hay. “Với sự đồng ý từ tôi, cảng biển và các cơ quan thực thi pháp luật của Gibraltar đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ Thuỷ quân lục chiến Hoàng gia Anh trong việc thực hiện chiến dịch này.”

*Chính sách bên miệng hố chiến tranh (brinkmanship): một hành động cố gắng đạt được mong muốn bằng cách nói rằng nếu không có được nhượng bộ thì sẽ làm những điều nguy hiểm.

 Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…