Thái Lan cấp “thị thực vàng” cho nhà đầu tư nước ngoài

Thái Lan sẽ cấp thị thực 10 năm cho những cá nhân hoặc doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào khu vực công nghiệp phía Đông đất nước…

Một khu công nghiệp phía Đông Thái Lan
Một khu công nghiệp phía Đông Thái Lan

Trong một cuộc họp báo vào 24/11, Phó Thủ tướng Thái Lan Phumtham Wechayachai đã đưa ra các tuyên bố chính thức về kế hoạch cấp thị thực 10 năm cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những người có chiến lược thâm nhập vào khu công nghiệp phía Đông đất nước.

Chính sách mới này sẽ được bắt đầu vào năm 2024 và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi chính phủ tìm cách nới lỏng các hạn chế cả về đầu tư nước ngoài và thị thực.

Cụ thể hơn, bộ máy giám đốc, chuyên gia, nhân viên nước ngoài đến từ những công ty đầu tư vào các ngành công nghiệp hiện đại, thân thiện với môi trường sẽ đủ điều kiện nhận giấy phép lao động EEC, với mức thuế thu nhập cố định là 17% và thị thực 10 năm.

Phó Thủ tướng Phumtham Wechayachai cho biết thêm, chính phủ Thái Lan đang nhắm mục tiêu nâng tổng mức đầu tư thực tế vào khu vực Hành lang kinh tế phía Đông (EEC) lên 500 tỷ baht (14,23 tỷ USD) trong giai đoạn 2023-2027, tương đương mức tăng 100 tỷ baht mỗi năm.

Hiện tại, đầu tư thực tế vào EEC rơi vào khoảng 75 tỷ baht mỗi năm.

EEC, bao gồm ba tỉnh phía đông thủ đô Bangkok, là trọng tâm trong nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng và khuyến khích đầu tư, đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á trong quý từ tháng 7 đến tháng 9 chỉ tăng trưởng 1,5% so với một năm trước đó, tốc độ chậm nhất trong 3 quý đầu năm do xuất khẩu và chi tiêu chính phủ yếu.

Thái Lan hiện là quốc gia ASEAN thứ hai thực hiện chính sách “thị thực vàng”. Trước đó vào tháng 9, Indonesia cũng đã giới thiệu chương trình này - là một phần trong nỗ lực thu hút các nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài và thúc đẩy nền kinh tế quốc gia.

“Thị thực vàng của Indonesia cung cấp giấy phép cư trú trong thời gian kéo dài từ 5 đến 10 năm cho người lao động nước ngoài”, Tổng giám đốc cơ quan di trú của Indonesia Silmy Karim cho biết.

Thị thực 5 năm yêu cầu các nhà đầu tư cá nhân thành lập một công ty trị giá 2,5 triệu USD, còn đối với thị thực 10 năm, cần phải đầu tư 5 triệu USD.

Trong khi đó, các nhà đầu tư doanh nghiệp phải đầu tư 25 triệu USD để có được thị thực 5 năm. Họ sẽ cần đầu tư gấp đôi, tương đương 50 triệu USD, để có được thị thực 10 năm.

Một số quy định khác cũng được ban hành để áp dụng cho các nhà đầu tư cá nhân không muốn thành lập công ty ở Indonesia. Các yêu cầu dao động từ 350.000 USD đến 700.000 USD vốn có thể được sử dụng để mua trái phiếu chính phủ Indonesia.

Nhiều quốc gia khác trên thế giới bao gồm Mỹ, Ireland, New Zealand và Tây Ban Nha đều đã giới thiệu “thị thực vàng” tới các nhà đầu tư nhằm mục đích thu hút vốn và doanh nhân khởi nghiệp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…