Thổ Nhĩ Kỳ tăng 55% mức lương tối thiểu do lạm phát và khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Động thái này của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm bớt tác động của việc gia tăng chi phí sinh hoạt.
lương tối thiểu

Thổ Nhĩ Kỳ mới đây đã tuyên bố tăng 55% mức lương tối thiểu trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt khiến hàng triệu người gặp phải khó khăn tài chính, cản trở các doanh nghiệp nhỏ hoạt động hiệu quả và khiến nhiều người dân không thể mua được hàng hóa cơ bản.

Trong một bài phát biểu trên truyền hình từ thủ đô Ankara, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, đã nói rằng mức lương tối thiểu hàng tháng sẽ được nâng lên 8.500 lira (455 USD) bắt đầu từ năm 2023. 

Hơn 30% lực lượng lao động của Thổ Nhĩ Kỳ đang ở bậc lương tối thiểu, theo các quan chức nước này. “Hiện tại, mức lương tối thiểu ở Thổ Nhĩ Kỳ là cao nhất trong 20 năm qua,” Ragip Soylu, giám đốc văn phòng Thổ Nhĩ Kỳ của Middle East Eye, đã viết trong một bài đăng trên Twitter. 

Động thái này được đưa ra nhằm giảm bớt tác động của việc gia tăng chi phí sinh hoạt, nhưng các nhà kinh tế lo ngại nó cũng sẽ làm tăng lạm phát. Tỷ lệ lạm phát chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang ở mức cao nhất trong 24 năm là 84,4%.

Xem thêm

Doanh nghiệp kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng

Doanh nghiệp kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng

Bắt đầu từ tháng 4, giá các mặt hàng thiết yếu ở các chợ truyền thống tại TP Hồ Chí Minh đã lập giá mới vì giá nguyên liệu đầu vào tăng. Trong khi đó, một số doanh nghiệp, nhà phân phối tham gia chương trình bình ổn giá của TP Hồ Chí Minh vẫn đang nỗ lực kìm giá để chia sẻ khó khăn với người dùng.
Mỹ: Khủng hoảng chi phí sinh hoạt có thể kết thúc vào năm 2023

Mỹ: Khủng hoảng chi phí sinh hoạt có thể kết thúc vào năm 2023

Năm 2022 là một năm đầy khó khăn đối với các nhà đầu tư và người tiêu dùng Mỹ. Lạm phát đang đạt mức cao nhất trong 40 năm; chỉ số S&P 500 giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái; GDP của Mỹ đã giảm trong hai quý liên tiếp, làm dấy lên câu hỏi liệu nền kinh tế Mỹ có đang bước vào suy thoái hay không.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?