Tiền điện tử có thể trở thành "mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính toàn cầu"

Uỷ ban Ổn định Tài chính đang thúc giục các nhà hoạch định chính sách sớm vào cuộc để giải quyết các lo ngại xung quanh tiền điện tử.
Tiền điện tử có thể trở thành "mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính toàn cầu"

Các nhà quản lý tài chính quốc tế hiện đang bắt đầu lo lắng rằng thị trường tiền điện tử có thể phát triển thành mối đe dọa đối với các hệ thống tài chính và nền kinh tế trên toàn thế giới.

Theo CNN, Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB) đã viết trong một báo cáo mới rằng thị trường tiền điện tử “phát triển nhanh” có thể sớm trở thành “mối đe dọa đối với sự ổn định tài chính toàn cầu” do sự biến động, quy mô và mối quan hệ ngày càng tăng với hệ thống tài chính chính quy. Thúc giục các nhà hoạch định chính sách vào cuộc và tham gia, uỷ ban nhấn mạnh rằng “rủi ro về ổn định tài chính có thể nhanh chóng leo thang”.

FSB tiếp tục: “Các ngân hàng quan trọng có hệ thống và các tổ chức tài chính khác ngày càng sẵn sàng thực hiện các hoạt động và tiếp cận với các tài sản tiền điện tử. Nếu quỹ đạo tăng trưởng hiện tại về quy mô và tính liên kết giữa các tài sản tiền điện tử với các tổ chức này vẫn tiếp tục, thì điều này có thể ảnh hưởng tới sự ổn định tài chính toàn cầu.”

Nhìn lại năm 2008, Uỷ ban cũng chỉ ra rằng mặc dù thị trường tiền điện tử tương đối nhỏ so với các thị trường chứng khoán truyền thống, nhưng sự sụp đổ có thể gây ra các phản ứng dây chuyền không mong muốn trong các ngành khác. 

Hiện tại, Quốc hội Hoa Kỳ đang dần xem xét tiền điện tử, với hy vọng ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tài chính khác xảy ra do thiếu hỗ trợ về mặt pháp lý. Đầu tháng này, họ đã tổ chức một phiên điều trần về stablecoin, nhưng ngân hàng Thụy Sĩ UBS cho rằng vẫn sẽ còn một thời gian nữa trước khi các nhà lập pháp tham gia vào bất kỳ cách thức nào mang ý nghĩa tiên quyết. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...