Tiền điện tử “Squid Game” sụp đổ khiến các nhà đầu tư mất trắng 2,1 triệu USD

Trang web và các kênh xã hội của Squid đã “chìm trong bóng tối” sau khi đồng tiền điện tử này tăng hơn 310.000% vào tuần trước.
Tiền điện tử “Squid Game” sụp đổ khiến các nhà đầu tư mất trắng 2,1 triệu USD

Những kẻ lừa đảo ẩn danh đằng sau dòng tiền điện tử “Squid” đã chính thức biến mất khỏi dự án và thu về được khoảng 2,1 triệu USD.

Theo CoinMarketCap, giá của đồng Squid đạt đỉnh là 2.861 USD trước khi giảm xuống còn 0 USD. Gizmodo mô tả sự cố này như một màn “ăn no rút ván”, nơi những người tạo ra tiền điện tử kiếm tiền nhanh chóng “và rút hết thanh khoản khỏi sàn giao dịch”.

Tiền điện tử Squid chỉ mới xuất hiện vào tuần trước và nhiều chuyên gia đã đưa ra cảnh báo rủi ro đáng quan ngại, dẫn chứng từ trang web 3 tuần tuổi không có cập nhật và thậm chí còn sai nhiều lỗi chính tả. Những người khác cũng chỉ ra rằng kênh Telegram của Squid, được cho là do những kẻ lừa đảo thiết lập, không cho phép bình luận - một dấu hiệu đáng nghi ngờ thứ 2. CoinMarketCap trước đây cũng đã cảnh báo các nhà đầu tư nên đề phòng vì một số gặp khó khăn khi giao dịch đồng tiền này. 

Và chỉ sau một thời gian ngắn, trang web, được lưu trữ tại SquidGame.cash cùng với các tài khoản xã hội của nó, dường như đã “lặn mất tăm” sau khi giá trị tăng vọt hơn 310.000%. 

Đồng Squid được bắt nguồn từ ý tưởng rằng nó sẽ là một mã điện tử để các nhà đầu tư có thể tham gia chơi cho một trò chơi trực tuyến lấy cảm hứng từ loạt phim ăn khách “Squid Game” của Netflix. 

Các nhà phát triển đồng tiền đã hứa rằng trò chơi sẽ ra mắt vào tháng 11, tuy nhiên, giờ đây tất cả những gì các nhà đầu tư nhẹ dạ nhận được chỉ là một màn hình trống trơn, một lần nữa khẳng định rằng đây là một kế hoạch lừa đảo tinh vi. 

Hiện chưa có thông tin nào về kẻ đứng sau vụ lừa đảo trị giá 2,1 triệu USD này. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...