Tiến sĩ 9x Việt Nam lọt danh sách 30 Under 30 của Forbes Châu Á

Forbes Châu Á vừa xướng tên: Lợi Lưu, tốt nghiệp bằng Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính tại Đại học Quốc gia Singapore danh tiếng.
Tiến sĩ 9x Việt Nam lọt danh sách 30 Under 30 của Forbes Châu Á

Lợi Lưu (Lưu Thế Lợi) - CEO và nhà sáng lập startup Kyber Network

Vừa qua, Tạp chí Forbes Châu Á đã công bố danh sách 30 Under 30: 30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất của Châu Á năm 2018.

Đáng chú ý, trong danh sách này có Lợi Lưu (Lưu Thế Lợi, 27 tuổi) và Victor Trần (Trần Huy Vũ, 27 tuổi), đồng sáng lập của Kyber Network.

Lợi Lưu (tên thật Lưu Thế Lợi, sinh năm 1991), tốt nghiệp bằng Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) danh tiếng. Chuyên môn của anh là bảo mật trong lĩnh vực Blockchain.

Victor Trần (tên thật Trần Huy Vũ, sinh năm 1991), tham gia phát triển công nghệ tiền ảo từ năm 2016, và là kỹ sư trưởng của dự án SmartPool do chính anh này sáng lập.

Kỳ tích mà Lợi và Vũ tạo nên, đó là huy động được vốn bằng tiền ảo nhiều nhất trong năm 2017, lên đến 52 triệu USD thông qua startup Kyber Network.

Số tiền mà startup đặt trụ sở tại Singapore huy động được đến từ hơn 21.000 nhà đầu tư nhỏ lẻ tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Sở dĩ Kyber Network thu hút được nhiều người rót vốn vào mình đến vậy là bởi startup này đang sở hữu một cộng đồng có tới hơn 60.000 thành viên.

Về startup Kyber Network (KNC), đây là mô hình sàn giao dịch phi tập trung có thể giúp khách hàng thực hiện các giao dịch ngay lập tức mà không cần chờ đợi một sự khớp với một lệnh ngược chiều tương ứng.

Lợi và Vũ đã huy động được vốn bằng tiền ảo lên đến 52 triệu USD thông qua startup Kyber Network. Lợi Lưu chia sẻ về ý tưởng đã giúp mình tạo ra Kyber Network:

"Có tới 99% giao dịch trao đổi tiền mã hóa hiện diễn ra trên các sàn giao dịch tập trung, vốn có thể bị tấn công hoặc gặp gian lận nội bộ. Các sàn này cũng không thân thiện với những người dùng có ít kiến thức về tiền thuật toán.

Hơn nữa, về mặt bản chất thì các sàn giao dịch tập trung mâu thuẫn với tính chất cơ bản của blockchain, đó là việc loại bỏ các tầng lớp trung gian. Một vấn đề nổi cộm nữa là các khó khăn về thanh khoản, làm chậm lại các giao dịch".

Với phương thức giao dịch mới này, Kyber Network vẫn có thể đảm bảo tính thanh khoản dồi dào trên nền tảng của mình. Theo Lợi, điều làm cho KyberNetwork trở nên khác biệt là việc tập trung vào tính bảo mật và hữu ích của nó với khách hàng.

Anh giải thích: "Công nghệ tiền điện tử và blockchain, khi được đảm bảo bảo mật tối đa, có thể hứa hẹn tạo ra một nền Internet mới, tạo ra một nền kinh tế đầy hứa hẹn. Tuy nhiên Blockchain và tiền thuật toán cần trở nên thân thiện hơn và dễ sử dụng hơn đối với đại đa số người dùng".

Ở những bước xa hơn, nền tảng Kyber Network cũng sẽ là một hệ thống thanh toán cho phép người dùng gửi tiền bằng tiền ảo hoặc token, người nhận nhận thanh toán bằng một loại tiền tệ hoặc token khác mà họ mong muốn.

Bên cạnh đó, Kyber Network cũng sẽ cho giao dịch các tài sản tài chính giống hệt như trên thị trường tài chính thực sự, ví dụ như giao dịch hợp đồng kỳ hạn hay quyền chọn.

"Mục tiêu của chúng tôi là loại bỏ những trở ngại ngăn cản blockchain biến nó trở thành một thế giới tài chính mới", Lợi Lưu chia sẻ về tham vọng của mình.

Hai người Việt khác được Tạp chí Forbes Châu Á đã công bố danh sách 30 Under 30 2018 là Nguyễn Văn Quang Huy là đồng sáng lập kiêm Giám đốc kĩ thuật của Holistics. Đây là công ty cung cấp dịch vụ xây dựng hạ tầng dữ liệu và phân tích báo cáo (Business Intelligence - BI Platform) cho khách hàng doanh nghiệp.

Cuối cùng là Phạm Anh Đức là CEO và sáng lập của ViCare, nền tảng tra cứu thông tin y tế, kết nối người dùng và các dịch vụ y tế tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...