Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đề nghị hoãn lệnh cấm TikTok cho đến khi ông nhậm chức

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump kêu gọi Tòa án Tối cao tạm hoãn lệnh cấm TikTok và nhấn mạnh mong muốn trực tiếp giải quyết vấn đề này sau khi ông nhậm chức…

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đề nghị hoãn lệnh cấm TikTok cho đến khi ông nhậm chức

Mới đây nhất, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã đề nghị Toà án Tối cao tạm hoãn lệnh cấm TikTok để chính quyền của ông có thể tìm kiếm một "giải pháp chính trị" cho vấn đề này.

Yêu cầu được đưa ra ngay sau khi TikTok và chính quyền Joe Biden đồng thời nộp hồ sơ lên tòa án. Trong đó, TikTok lập luận, Toà án Tối cao nên bãi bỏ đạo luật cấm nền tảng này, còn chính phủ đương nhiệm lại nhấn mạnh rằng đạo luật này là cần thiết để loại bỏ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia.

Trong văn bản amicus (văn bản pháp lý được cá nhân hoặc tổ chức không liên quan đến vụ kiện nộp cho tòa án) từ phía đại diện của ông Donald Trump, luật sư trưởng D. John Sauer nêu rõ: “Tổng thống Trump không đưa ra quan điểm về tranh chấp này. Thay vào đó, ông kêu gọi tòa án xem xét việc tạm hoãn lệnh cấm cho tới khi ông nhậm chức. Ông Donald Trump tin rằng chính quyền của mình sẽ có được một giải pháp vừa bảo vệ nền tảng vừa giải quyết được những lo ngại về an ninh quốc gia”.

Văn bản được trình lên tòa án là ví dụ mới nhất về việc ông Donald Trump chủ động tham gia vào các vấn đề quốc gia trước khi nhậm chức. Thực tế, Tổng thống Mỹ đắc cử đã bắt đầu đàm phán với các quốc gia khác về kế hoạch áp thuế quan, đồng thời can thiệp vào kế hoạch ngân sách liên bang hồi đầu tháng này, thậm chí kêu gọi bác bỏ một kế hoạch lưỡng đảng và buộc các nghị sĩ Cộng hòa trở lại bàn đàm phán.

Ông cũng liên tục tổ chức các cuộc gặp gỡ riêng với các nhà lãnh đạo nước ngoài và doanh nhân cấp cao tại resort Mar-a-Lago (Florida) trong khi bổ nhiệm, sắp xếp đội ngũ chính quyền của mình.

Vào tuần trước, ông Trump cũng đã gặp gỡ Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew tại nhà riêng.

Lập trường của ông Donald Trump về TikTok đã có nhiều thay đổi trong những năm qua. Trước đây, chính ông là người đã cố gắng tìm cách cấm TikTok tại Mỹ ở nhiệm kỳ đầu tiên. Nhưng trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024, ông lại sử dụng nền tảng này để kết nối với các cử tri trẻ tuổi.

Đầu năm nay, ông Donald Trump từng nói ông vẫn cho rằng TikTok có nguy cơ là rủi ro an ninh quốc gia, nhưng ông phản đổi việc cấm ứng dụng.

Các hồ sơ được đệ trình lên Toà án Tối cao trước khi diễn ra phiên tranh luận ngày 10/1 về việc liệu đạo luật mới, yêu cầu công ty mẹ Bytedance thoái vốn khỏi TikTok hoặc đối mặt với lệnh cấm toàn diện, có vi phạm quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất hay không.

Đạo luật này đã được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành vào tháng 4/2024 sau khi Quốc hội thông qua với sự ủng hộ mạnh mẽ từ cả hai đảng. TikTok và ByteDance sau đó đã đệ đơn kiện pháp lý.

Đầu tháng này, một hội đồng bao gồm ba thẩm phán liên bang tại Tòa Phúc thẩm Quận Columbia của Mỹ đã nhất trí duy trì đạo luật, khiến TikTok kháng cáo vụ việc lên Tòa án Tối cao.

Trên bản tóm tắt gửi Tòa án Tối cao hôm thứ Sáu, các luật sư đại diện cho TikTok và ByteDance lập luận rằng tòa phúc thẩm liên bang đã sai lầm trong phán quyết của mình, đưa ra quyết định dựa trên các cáo buộc chưa được kiểm chứng rằng Trung Quốc có thể kiểm soát nền tảng TikTok tại Mỹ thông qua áp lực lên các chi nhánh nước ngoài.

Về phía mình, chính quyền Biden nhấn mạnh TikTok gây ra nguy cơ an ninh quốc gia vì liên kết của nền tảng với Trung Quốc. Các quan chức lý giải rằng chính phủ Trung Quốc có thể ép buộc Bytedance cung cấp thông tin người dùng TikTok tại Mỹ hoặc sử dụng nền tảng để lan truyền và kiểm duyệt thông tin. Hơn nữa, vì TikTok phụ thuộc vào công nghệ độc quyền được phát triển và duy trì tại Trung Quốc nên cấu trúc của nó mang theo những nguy cơ tiềm ẩn.

Tuy nhiên, trong hồ sơ pháp lý của TikTok chỉ ra, chính phủ Mỹ đã thừa nhận rằng họ không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy Trung Quốc đã từng cố gắng làm điều như vậy. Theo TikTok, các mối lo ngại của Mỹ chỉ dựa trên nguy cơ chưa xác định trong tương lai.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…