Trực thăng tiên tiến Mỹ có khả năng tiêu diệt tăng T-14 và thiết giáp T-15 của Nga?

Công ty Bell, thành viên tập đoàn công nghiệp quốc phòng Textron của Mỹ, tiếp tục quảng bá chiếc trực thăng đang phát triển cho cuộc thi thầu Trực thăng trinh sát tấn công tương lai của quân đội Mỹ (FARA).

Bell Helicopter đăng tải một video mô phòng 3D, cho thấy chiếc trực thăng Bell 360 Invictus sẽ có tốc độ cao và tính cơ động linh hoạt đặc biệt, có thể có ưu thế lớn trong môi trường chiến đấu với các đối thủ có sức mạnh quân sự tương đương.

Đề giới thiệu khả năng chiến đấu của Bell 360 Invictus, video mô phỏng máy bay trực thăng tấn công các mục tiêu của kẻ thù giả định, trong đó có cả xe tăng T-14 mới nhất của Nga và xe chiến đấu bộ binh hạng nặng T-15, phát triển trên cơ sở thân xe hạng nặng Armata.

Chiếc Bell 360 Invictus, được thiết kế để có tốc độ cao và tính linh hoạt trong chiến đấu. Quân đội Mỹ yêu cầu tốc độ hành trình của máy bay phải đạt 180 hải lý / giờ (hơn 330 km/h), tốc độ cực đại 205 hải lý (380 km/h). Nhằm đạt mục tiêu này, mọi thiết kế của Invictus được tối ưu hóa để giảm lực cản không khí đến mức tối thiểu, trong đó có cả thiết kế buồng lái trước sau.

Điểm đặc biệt là máy bay sử dụng cánh quạt kép đối chiều tốc độ cao, sử dụng thiết kế từ máy bay trực thăng dân dụng siêu trung 525 Relentless đang phát triển (có tốc độ vượt quá 200 hải lý/ giờ trong các thử nghiệm bay), Bell tự tin rằng máy bay có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe của Quân đội Mỹ.

Chiếc trực thăng tiên tiến này sẽ có tác động biến đổi cấu trúc thiết kế của các máy bay cất cánh thẳng đứng thế hệ tiếp theo thông qua hiệu suất bay cao, có độ an toàn và khả năng sẵn sàng hoạt động cao hơn tất cả để mang lại khả năng quyết định chiến trường.

Bell 360 Invictus có đường kính cánh quạt tối đa 40 feet (12 mét), có thể bay xuống đường phố trong khu đô thị và ẩn đằng sau những chướng ngại vật nhỏ.

Trực thăng Bell 360 Invictus được lắp đặt pháo 20 mm và khoang vận tải bên trong tích hợp khả năng phóng đạn, để đáp ứng yêu cầu sử dụng các loại vũ khí hiện đại ngày nay và tương lai.

Sự kết hợp giữa những cảm biến tiên tiến và khả năng phóng nhiều loại vũ khí trên không giúp các phi công nhận thức được chính xác hơn những tình huống chiến trường, tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu trong cuộc chiến trang đa miền tác chiến.

Video mô phỏng 3D trực thăng Mỹ tiêu diệt xe tăng T-14, xe thiết giáp T-15 Armata Nga. Video Bell Helicopter

Tăng T-14 Nga lần đầu tiên được giới thiệu tại cuộc diễu hành mừng Chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ngày 09.05.2015. Xe tăng mới được số hóa hoàn toàn, tháp pháo không người lái và một khoang thiết giáp cách ly kíp xe.

Theo Giám đốc điều hành của Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng Uralvagonzavod, ông Alexander Potapov, Nga sẽ chuyển giao các xe tăng, thiết giáp thế hệ Armata cho quân đội để đánh giá hoạt động, bắt đầu vào năm 2020 này.

Ông nói: “Năm 2020, chúng tôi sẽ bắt đầu giao sản phẩm để đánh giá hoạt động của hệ thống tăng, thiết giáp này. Trong các thử nghiệm tại thao trường nhà máy, Bộ Quốc phòng Nga đã xác nhận tất cả những tính năng, đặc điểm xe theo yêu cầu.

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Elon Musk sắp tiếp quản TikTok?

Theo một báo cáo mới đây từ Bloomberg, các nhà chức trách tại Trung Quốc đang cân nhắc về khả năng bán TikTok Mỹ cho tỷ phú Elon Musk…

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Bitcoin rơi xuống ngưỡng 97.000 USD

Tiền điện tử chứng kiến đà sụt giảm mạnh trong phiên khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao đã gây áp lực lên nhóm các tài sản rủi ro…

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Tiền điện tử mơ về một kỷ nguyên vàng thời "Trump 2.0"

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ, cùng với việc đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát Quốc hội, có thể dẫn đến cách tiếp cận ít can thiệp hơn đối với các loại tiền điện tử như bitcoin...

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Năm 2025, bạc vẫn sẽ lấp lánh hơn cả vàng

Dù còn phải đối mặt với nhiều biến động, nhưng triển vọng giá bạc được các chuyên gia dự đoán sẽ tăng mạnh trong năm tới nhờ nhu cầu công nghiệp và nguồn cung hạn chế…