Trung – Mỹ lại ‘khẩu chiến’, chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gọi những hàng động thương mại của Trung Quốc là "hành động xấu xa", tiếp tục cuộc đối đầu không khoan nhượng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trung – Mỹ lại ‘khẩu chiến’, chiến tranh thương mại tiếp tục leo thang

Trên trang Twitter cá nhân của mình, ông Trump đã cho thấy thái độ chỉ trích hướng thẳng tới Trung Quốc: "Trung Quốc đang nhắm đến những người nông dân của chúng tôi, những người tôi yêu mến và tôi trọng, với cái cách như khiến tôi tiếp tục cho phép họ lợi dụng Mỹ. Họ đang trở nên xấu xa trong những nỗ lực thất bại của họ. Chúng tôi đã rất tốt, cho đến thời điểm bây giờ. Trung Quốc đã kiếm lời 517 tỷ USD vào năm ngoái".

Hồi đầu tháng, Mỹ đã chính thức áp thuế 25% lên 34 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, tạo ra những hành động "ăn miếng trả miếng" của Bắc Kinh lên các sản phẩm nông nghiệp có tính nhạy cảm về chính trị của Mỹ.

Sau đó, Washington đã đe dọa đánh thêm thuế với 200 tỷ USD giá trị hàng nhập từ Trung Quốc và con số này thậm chí có thể lên tới 500 USD. Chưa dừng lại, ông Trump mới đây đưa ra cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ và để lãi suất thấp nhằm hỗ trợ các nhà xuất khẩu trong nước.

Ngay cả với những quốc gia đồng minh thân cận, vị Tổng thống Mỹ cũng không bỏ qua khi liên tục đưa ra lời lẽ và hành động tấn công khi áp thuế xuất khẩu nhôm thép, tạo ra sự phản ứng lên các sản phẩm mang tính đặc trưng của nước Mỹ như rượu whisky.

Về phía Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng vừa tuyên bố, sẽ không có người chiến thắng trong một cuộc chiến thương mại toàn cầu và đưa ra lời cảnh báo trực tiếp với người đứng đầu Nhà Trắng.

Tại hội nghị thượng đỉnh BRICS của các nền kinh tế mới nổi, bao gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, ông Tập cho rằng: "Nên bỏ qua cuộc chiến tranh thương mại bởi vì sẽ không có người chiến thắng", AFP dẫn tin. "Chủ nghĩa độc tôn và chủ nghĩa bảo hộ đang nổi lên, đánh mạnh vào chủ nghĩa đa phương và chế độ thương mại đa phương".

"Chúng ta đang phải đối mặt với sự lựa chọn giữa hợp tác và đối đầu, giữa chính sách mở cửa và đóng cửa. Cộng đồng quốc tế đang đứng trước một ngã tư mới", AFP dẫn lời ông Tập.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...