Trung Quốc đang cân nhắc cấm các công ty trong nước IPO tại Hoa Kỳ?

Bắc Kinh đang để mắt đến các quy định mới có thể hạn chế các công ty công nghệ địa phương niêm yết cổ phiếu tại Hoa Kỳ, The Wall Street Journal (TWSJ) đưa tin.
Trung Quốc đang cân nhắc cấm các công ty trong nước IPO tại Hoa Kỳ?

Các nhà quản lý Trung Quốc đang nhắm mục tiêu cụ thể đến các công ty công nghệ có dữ liệu liên quan đến người dùng; còn các công ty ít dữ liệu hơn như dược phẩm thì có thể “thoát được” lệnh cấm IPO, WSJ cho biết, trích dẫn những người quen thuộc với vấn đề này.

Cổ phiếu của Alibaba đã giảm gần 3% trong phiên giao dịch tiền thị trường vào 27/8 sau khi mất 15% chỉ trong tháng này. Invesco Golden Dragon China ETF (PGJ), chỉ số theo dõi cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại Hoa Kỳ bao gồm ADR của các công ty có trụ sở chính và được thành lập tại Trung Quốc đại lục, đã mất 26% trong quý do áp lực pháp lý gia tăng.

Các quy tắc mới vẫn chưa được hoàn thiện và Bắc Kinh có kế hoạch thực hiện chúng vào khoảng quý IV tới, theo WSJ. 

Đầu tuần này, cơ quan quản lý an ninh mạng của Trung Quốc đã đưa ra hai khía cạnh quy định mà các công ty muốn niêm yết cổ phiếu công khai phải tuân thủ - một là luật và quy định quốc gia, hai là đảm bảo an ninh cho mạng quốc gia, "cơ sở hạ tầng thông tin quan trọng" và dữ liệu cá nhân.

Theo như thông tin mà các cơ quan quản lý Trung Quốc từng công bố, các ngành có dữ liệu quan trọng này bao gồm các dịch vụ thông tin và truyền thông công cộng, năng lượng, giao thông vận tải, công trình cấp nước, tài chính và dịch vụ công. 

Bắc Kinh hiện đang có các biện pháp cứng rắn đối với ngành công nghiệp từ công nghệ đến giáo dục, đồng thời thắt chặt các hạn chế đối với các luồng dữ liệu xuyên biên giới và bảo mật. Chính phủ nước này đã có một vài động thái “cảnh cáo” đối với cả những công ty quyền lực nhất của Trung Quốc, bao gồm Didi, Alibaba và Tencent.

Trong khi đó, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch đã tăng cường giám sát các công ty Trung Quốc đang có ý định IPO tại Hoa Kỳ. Một khái niệm được gọi là các thực thể có lợi ích thay đổi là một cấu trúc được các công ty lớn của Trung Quốc từ Alibaba đến JD.com sử dụng để niêm yết cổ phiếu tại Hoa Kỳ trong khi chịu sự giám sát của Bắc Kinh vì quốc gia này không cho phép sở hữu trực tiếp nước ngoài trong hầu hết các trường hợp.

Các thực thể có lợi ích thay đổi này cho phép các công ty có trụ sở tại Trung Quốc thành lập các công ty vỏ ngoài ở một khu vực tài phán khác và phát hành cổ phiếu cho các cổ đông đại chúng.

CNBC

Xem thêm

IPO thất bại, CEO Ant Group Trung Quốc từ chức

IPO thất bại, CEO Ant Group Trung Quốc từ chức

Giám đốc điều hành Ant Group do tỷ phú Jack Ma hậu thuẫn, Simon Hu đã bất ngờ từ chức trong bối cảnh công việc kinh doanh của “gã khổng lồ công nghệ” phải điều chỉnh theo quy định.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...