Trung Quốc đối mặt với tình trạng suy giảm dân số

Trung Quốc có thể sớm mất đi vị trí quốc gia đông dân nhất thế giới khi dân số nước này đánh dấu mức suy giảm đầu tiên kể từ những năm 1960.
Trung Quốc đối mặt với tình trạng suy giảm dân số

Theo công bố về dữ liệu hàng năm của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), dân số của Trung Quốc đã giảm vào năm 2022 xuống còn 1,411 tỷ người, thấp hơn khoảng 850.000 người so với năm trước đó. 

Lần cuối cùng dân số Trung Quốc chứng kiến mức giảm là vào năm 1961, trong bối cạnh nạn đói đã giết chết hàng chục triệu người. 

Nhưng trong năm 2022, có sự kết hợp của nhiều yếu tố đằng sau sự sụt giảm dân số: hậu quả sâu rộng của chính sách một con mà Trung Quốc đưa ra vào những năm 1980 (nhưng sau đó đã bị bãi bỏ); sự thay đổi thái độ đối với hôn nhân và gia đình trong giới trẻ Trung Quốc; bất bình đẳng giới sâu sắc và những thách thức trong việc nuôi dạy trẻ em ở các thành phố đắt đỏ của Trung Quốc.

Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu không được giải quyết, xu hướng này cũng có thể gây ra một số vấn đề cho phần còn lại của thế giới khi Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai.

dân số
Dự báo mức suy giảm dân số tại Trung Quốc từ 2022 đến 2100. 

Tác động trong nước

Dân số giảm có khả năng làm tăng thêm các vấn đề nhân khẩu học mà Trung Quốc đang phải đối mặt. Dân số của đất nước đã già đi và lực lượng lao động của thu hẹp đáng kể, gây áp lực lớn lên thế hệ trẻ.

Các quan chức Trung Quốc cho biết nhóm người cao tuổi của Trung Quốc hiện chiếm gần 1/5 dân số, cảnh báo rằng đất nước này có thể đang đi theo con đường tương tự như Nhật Bản - quốc gia đã bước vào ba thập kỷ trì trệ kinh tế vào đầu những năm 1990, trùng hợp với tình trạng dân số ngày càng già đi.

Nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á của HSBC Frederic Neumann nhận định: Nền kinh tế Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chuyển đổi quan trọng, không còn khả năng dựa vào lực lượng lao động dồi dào, chi phí cạnh tranh để thúc đẩy công nghiệp hóa và tăng trưởng. Khi nguồn cung lao động bắt đầu giảm, tăng trưởng năng suất sẽ cần phải được đẩy mạnh để duy trì tốc độ mở rộng nhanh chóng của nền kinh tế”. 

Nền kinh tế Trung Quốc đang gặp khó khăn, chỉ tăng trưởng 3% vào năm 2022 – một trong những thành tích tồi tệ nhất trong gần nửa thế kỷ, do nhiều tháng phong toả vì Covid-19 và sự suy thoái lịch sử trên thị trường bất động sản.

Dân số giảm có khả năng làm trầm trọng thêm các vấn đề của Trung Quốc với lực lượng lao động già và dẫn đến tăng trưởng chậm, làm tăng thêm những khó khăn khi nước này đang phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch.

Bên cạnh đó phải kể đến các ảnh hưởng đối với xã hội. Hệ thống an sinh xã hội của Trung Quốc có thể sẽ gặp căng thẳng vì sẽ có ít người lao động hơn để tài trợ cho các quyền lợi xã hội như lương hưu và chăm sóc sức khỏe – nhất là khi nhu cầu đối với các dịch vụ này càng tăng lên do dân số già đi.

Tác động quốc tế

Với vai trò thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, những thách thức của Trung Quốc có thể tạo nên tác động không nhỏ đối với phần còn lại của thế giới.

Đại dịch đã cho thấy các vấn đề trong nước của Trung Quốc có thể ảnh hưởng như thế nào đến dòng chảy thương mại và đầu tư, với việc lockdown và kiểm soát biên giới làm gián đoạn trầm trọng chuỗi cung ứng.

Nền kinh tế Trung Quốc chậm lại không chỉ ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu mà còn có thể đe dọa tham vọng vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới của chính nước này. 

“Khả năng hạn chế của Trung Quốc trong việc phản ứng với sự thay đổi nhân khẩu học có thể sẽ dẫn đến kết quả tăng trưởng chậm hơn trong 20 đến 30 năm tới và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh trên trường thế giới so với Hoa Kỳ,” Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Hoa Kỳ cho biết trong một bài báo trên trang web của mình vào tháng 8/2022. 

Trung Quốc cũng có vẻ như sẽ mất vị trí quốc gia đông dân nhất thế giới vào tay Ấn Độ, quốc gia có dân số và nền kinh tế đang bùng nổ trong năm nay. Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, đã vượt qua Vương quốc Anh vào năm ngoái, nhưng một số chuyên gia lo ngại rằng đất nước này không tạo ra đủ cơ hội việc làm để theo kịp lực lượng lao động ngày càng tăng của mình.

Tuy nhiên, theo ý kiến của bà Mary Gallagher, giám đốc Viện Quốc tế tại Đại học Michigan, thì “đối với cả biến đổi khí hậu và môi trường, dân số ít hơn là một lợi ích chứ không phải là một tai họa”.

Đồng tình với quan điểm này, ông Peter Kalmus - nhà khoa học về khí hậu tại NASA - đã chỉ ra rằng “sự nóng lên toàn cầu và mất đa dạng sinh học đang tăng nhanh theo cấp số nhân vì các tác động tiêu cực của con người”, do vậy, "không nên coi sự suy giảm dân số là một điều khủng khiếp”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…