TT Putin sẽ đóng vai "Trung tâm hòa giải" tại G-20?

Tuy nhiên thư ký báo chí của tổng thống, ông Dmitry Preskow từ chối cho biết liệu nhà lãnh đạo Nga có cuộc gặp mặt với TT Hoa Kỳ Donald Trump hay không.
TT Putin sẽ đóng vai "Trung tâm hòa giải" tại G-20?

Người phát ngôn của tổng thống Nga - ông Dmitry Preskow cho biết vào Chủ Nhật rẳng các cuộc gặp gỡ của Tổng thống Nga Putin và các đối tác tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 sắp tới sẽ tập trung vào các nỗ lực giải quyết các vấn đề khủng hoảng xung đột thế giới.

“Tôi không có nghi ngờ gì về việc các cuộc gặp của TT Putin hiện đều đã được sắp xếp lên kế hoạch”, ông Dmitry Prekow nói trong buổi phỏng vấn trong chương trình “Moscow. Kremlin. Putin.

Tuy nhiên ông cũng từ chối cho biết liệu nhà cầm quyền của Liên bang Nga có gặp gỡ lãnh đạo Hoa Kỳ tại Osaka hay không. “Chúng ta hãy cùng chờ xem,” ông nói.

Bên cạnh đó, một cuộc gặp mặt quan trọng khác tại hội nghị G-20 giữa TT Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã được đại diện xác nhận vào tuần trước. Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc điện thoại hôm 28/6 để chuẩn bị giải quyết những mâu thuẫn khác biệt nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại cũng như các động thái lâm thời của Washington đối với 300 tỷ USD hàng xuất khẩu từ Trung Quốc. Cuộc đàm phán sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo sẽ tập trung thương thuyết cho một thoả thuận chấm dứt chiến tranh thương mại kéo hơn một năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Hội nghị thượng đỉnh G-20 sẽ diễn ra tại Osaka, Nhật Bản từ ngày 28-29 tháng Sáu. Nhật Bản sẽ lần đầu tiên tiếp quản vị trí chủ tịch trong hội nghị lần này.

Theo TASS, ET

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...