Tương lai nào khi "Vua tôn" Hoa Sen đi làm thép, "vua thép" Hòa Phát đi làm tôn

Trong khi Hòa Phát hướng đến thị trường tôn vốn gồm những sản phẩm cũng sản xuất từ thép nhưng có giá trị gia tăng cao hơn, ít cạnh tranh hơn, giá cả và biên lợi nhuận ổn định hơn thì Hoa Sen đang là
Tương lai nào khi "Vua tôn" Hoa Sen đi làm thép, "vua thép" Hòa Phát đi làm tôn

Trong khi Hòa Phát hướng đến thị trường tôn vốn gồm những sản phẩm cũng sản xuất từ thép nhưng có giá trị gia tăng cao hơn, ít cạnh tranh hơn, giá cả và biên lợi nhuận ổn định hơn thì Hoa Sen đang là “vua tôn” lại quay về với thị trường thép vốn khá bấp bênh về giá do tính cạnh tranh quá lớn.

Hoa Sen và Hòa Phát đang tạo ra một cuộc chiến tôn – thép đầy thú vị. Ngay sau khi “vua thép” Hòa Phát quyết định chi ra 4.000 tỷ đồng để xây dựng nhà máy sản xuất tôn mạ màu công suất 400.000 tấn/năm như là một động thái mạnh mẽ để xâm nhập thị trường tôn thì “vua tôn” Hoa Sen cũng đáp trả bằng động thái còn mạnh mẽ hơn rất nhiều khi quyết định đầu tư siêu dự án thép 10,6 tỷ USD với tổng công suất lên tới 16 triệu tấn/năm trên vùng biển Cà Ná, Ninh Thuận.Nghe thì có vẻ tiềm lực tài chính của Hoa Sen rất dồi dào và có thể “đè bẹp” cả Hòa Phát nhưng thực tế lại quá trái ngược. Tính đến hết ngày 30/06/2016, tổng tài sản của Hòa Phát ở mức 27.675 tỷ đồng, gấp gần 3 lần con số 9.523 tỷ đồng của Hoa Sen.Còn nếu xét về vốn chủ sở hữu, Hòa Phát còn “đè bẹp” Hoa Sen hơn nữa. Cụ thể, tính đến hết ngày 30/06/2016, vốn chủ sở hữu của Hòa Phát là 17.525 tỷ đồng, gấp 4,75 lần con số 3.688 tỷ đồng của Hoa Sen.Đến đây thì một câu hỏi đặt ra là, nếu thực sự ngành thép hấp dẫn đến mức “ngu gì không làm thép” như lời ông Vũ Chủ tịch Hoa Sen nói trước cổ đông thì tại sao với tiềm lực tài chính lớn vượt trội so với Hoa Sen, Hòa Phát lại không đầu tư siêu dự án thép, hoặc ít nhất là tăng mạnh công suất so với mức hiện tại?Hiện năng lực sản xuất thép xây dựng của Hòa Phát ở mức khoảng 180.000 tấn/tháng, tương đương 2 triệu tấn/năm. Con số này chỉ bằng 1/8 tổng công suất siêu dự án thép Hoa Sen Cà Ná và bằng 2/3 công suất giai đoạn I của siêu dự án này (dự kiến triển khai trong 3 năm 2017 – 2019).Nếu để ý thì có thể thấy một khác biệt rất lớn trong định hướng của Hoa Sen và Hòa Phát. Trong khi Hòa Phát đang hướng đến thị trường tôn vốn gồm những sản phẩm cũng sản xuất từ thép nhưng có giá trị gia tăng cao hơn, ít cạnh tranh hơn, giá cả và biên lợi nhuận ổn định hơn thì Hoa Sen đang là “vua tôn” lại quay về với thị trường thép vốn khá bấp bênh về giá do tính cạnh tranh quá lớn cả trong và ngoài nước.Nói nôm na là, Hòa Phát phát triển theo chiều xuôi, còn Hoa Sen phát triển theo chiều ngược.Một điều cũng rất quan trọng là việc đầu tư siêu dự án gắn liền với rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tài chính. Gánh nặng nợ gốc và lãi vay thật không phải chuyện đơn giản, đặc biệt là nếu doanh nghiệp gặp khó khăn về dòng tiền trong thời gian tương đối dài, thường xảy ra do diễn biến giá sản phẩm giảm xuống và giữ ở mức thấp trong trung và dài hạn.Điển hình nhất là trường hợp của Hoàng Anh Gia Lai. Dù không đầu tư tới mức siêu dự án vào nông nghiệp và vốn chủ sở hữu cũng ở mức rất cao, vậy mà khi có biến động về giá thế giới, đặc biệt là giá cao su, đã đẩy Hoàng Anh Gia Lai đến cảnh phải “bán con trả nợ”.Thực tế thì xưa nay giá thép vẫn thường không ổn định nên rủi ro này nếu xảy ra với trường hợp siêu dự án thép Hoa Sen Cà Ná thì cũng không phải là điều gì bất ngờ.Hiện nay, tổng nợ vay của Hoa Sen đang gấp 1,25 lần vốn chủ sở hữu. Đây không phải là con số thấp. Tỷ lệ này ở Hòa Phát hiện chỉ là 0,33 lần.Một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu chỉ hơn 3.600 tỷ đồng, nợ vay gấp 1,25 lần vốn chủ sở hữu mà lại đi triển khai dự án 230.000 tỷ đồng có lẽ là điều khá khó tin. Ngay cả khi chỉ triển khai phân kỳ 1 giai đoạn I với tổng mức đầu tư 11.500 tỷ đồng cũng đã là một gánh nặng lớn cho dù có ưu đãi đến đâu. Không ai quên Chính phủ Lào từng có những ưu đãi đặc biệt cho Hoàng Anh Gia Lai.Những khó khăn mà Hoa Sen có thể gặp phải khi “liều mình” đầu tư siêu dự án thép là khá rõ ràng và là yếu tố quyết định đến cuộc chiến tôn – thép giữa Hoa Sen và Hòa Phát.Nhưng chưa cần biết hiệu quả thực tế trong tương lai của dự án thép Hoa Sen Cà Ná sẽ đến đâu, chỉ biết rằng thời điểm hiện tại đang là thời điểm tuyệt vời để Hòa Phát xâm nhập và chiếm lấy vị trí số 1 thị trường tôn. Bởi việc Hoa Sen dồn lực đầu tư cho siêu dự án thép chắc chắn sẽ khiến mảng tôn bị giảm nguồn lực đầu tư mới, sức chống đỡ các đợt tấn công của Hòa Phát theo đó cũng sẽ không được bền bỉ như trước.Nếu không cẩn thận, Hoa Sen sẽ mất “cả chì lẫn chài” vào tay Hòa Phát.

Kình Dương

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…