Uber và Airbnb có thể lên sàn vào năm tới

Theo CNN Money, các CEO của Uber và Airbnb cho biết tại một hội nghị công nghệ diễn ra hôm thứ Tư (30/4) tuần trước rằng họ đã sẵn sàng chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào năm 2019. Tuy
Uber và Airbnb có thể lên sàn vào năm tới

Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Hội nghị Code được tổ chức tại Rancho Palos Verdes, bang California (Mỹ), CEO Uber Dara Khosrowshahi cho biết công ty đang đi “đúng hướng” để lên sàn trong “nửa sau năm 2019”. “Dù vậy, tôi cần một giám đốc tài chính (CFO)”, ông Khoshrowshahi cho hay. Uber chưa có CFO kể từ năm 2015.

Trong khi đó, CEO Airbnb Brian Chesky cũng đưa ra thời gian IPO tương tự nhưng thiếu chắc chắn hơn. “Chúng tôi sắn sàng để IPO vào năm tới, nhưng tôi không biết rằng chúng tôi sẽ IPO hay không. Chúng tôi có những nhà đầu tư rất kiên nhẫn và tôi muốn đảm bảo rằng việc lên sàn là một lợi ích lớn của công ty”, ông Chesky cho biết.

Hồi tháng 2, Airbnb cho hay công ty đang làm ăn có lãi. Trong khi, Uber cũng có được lợi nhuận hiếm hoi trong quý đầu năm 2018 sau nhiều năm thua lỗ. Tuy nhiên, phần lớn lợi nhuận mà Uber đạt được đến từ việc nhượng lại hai mảng kinh doanh ở nước ngoài cho các hãng đối thủ.

Thời điểm Uber và Airbnb dự định lên sàn cũng là năm mà Phố Wall đón vài đợt IPO đáng chú ý.

“Cả 2 đợt IPO đó đều có thể là tiêu điểm của năm, do đó cả 2 đều lên sàn vào năm 2019 sẽ đưa năm này thành một năm quan trọng đối với các IPO công nghệ”, nhà phân tích tại Renaissance Capital Matt Kennedy cho biết. “Tôi nghĩ chúng ta đều đang chờ đợi con đập ngăn cản cơn lũ IPO của các startup “kỳ lân” vỡ tung”, ông Kennedy cho hay.

Một số “kỳ lân” – startup tỷ đô – đã lên sàn trong năm nay, chẳng hạn như Spotify, Dropbox và DocuSign. Tuy nhiên, Uber và Airbnb có thể sẽ còn lớn hơn. Uber hiện đang lên kế hoạch bán cổ phiếu lần thứ hai và có thể giúp hãng có định giá 62 tỷ USD. Trong khi đó, Airbnb được định giá 31 tỷ USD sau vòng tài trợ hồi năm ngoái.

 Theo Đấu thầu

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...