Úc và Chile chiếm ưu thế về cung cấp lithium toàn cầu

Úc và Chile là hai quốc gia hàng đầu về sản xuất lithium, chiếm gần 77% nguồn cung toàn cầu vào năm 2022...
cung cấp lithium

Úc là quốc gia dẫn đầu về sản xuất, chiết xuất và cung cấp lithium trực tiếp từ các mỏ đá cứng, đặc biệt là từ khoáng chất spodumene.

Trong khi đó Chile, cùng với Argentina, Trung Quốc và các nhà sản xuất hàng đầu khác, chiết xuất lithium từ nước mặn.

Đá cứng cung cấp sự linh hoạt cao hơn vì lithium có trong spodumene có thể được chế biến thành lithium hydroxide hoặc lithium carbonate. Nó cũng cung cấp quá trình chế biến nhanh hơn và chất lượng cao hơn vì spodumene thường chứa nhiều lithium hơn.

Tuy nhiên, chiết xuất lithium từ nước mặn mang lại lợi thế về chi phí sản xuất thấp và ít ảnh hưởng đến môi trường. Chiết xuất từ nước mặn cũng đối mặt với những thách thức liên quan đến sự có sẵn của nguồn nước và tác động môi trường đến hệ sinh thái địa phương.

Trước đó, vào những năm 1990, Mỹ là quốc gia sản xuất lithium lớn nhất, chiếm hơn một phần ba sản lượng toàn cầu vào năm 1995.

Sau đó, Chile đã vượt qua Mỹ khi thúc đẩy các đợt khai thác sản lượng mạnh mẽ tại Salar de Atacama, và trở thành một trong những nước cung cấp lithium lớn nhất thế giới.

Cho đến nay, Úc đã từng bước đẩy mạnh sản xuất lithium địa phương và hiện chiếm 47% sản lượng lithium toàn cầu.

Trung Quốc, quốc gia sản xuất lithium lớn thứ ba thế giới, không chỉ tập trung vào việc phát triển các mỏ trong nước mà còn chiến lược mua lại khoảng 5,6 tỷ USD tài sản lithium tại các quốc gia như Chile, Canada và Úc trong thập kỷ qua.

Hơn nữa, Trung Quốc hiện đang nắm giữ gần 60% năng lực tinh chế lithium cho pin trên toàn cầu, nhấn mạnh vị trí thống trị của nước này trong chuỗi cung ứng lithium.

Khi thế giới tăng cường sản xuất pin và xe điện, nhu cầu về lithium được dự báo cũng sẽ tăng cao. Năm 2021, sản lượng tương đương carbonate lithium toàn cầu (LCE) đạt 540.000 tấn. Đến năm 2025, nhu cầu dự kiến sẽ đạt 1,5 triệu tấn LCE. Đến năm 2030, con số này được ước tính sẽ vượt quá 3 triệu tấn.

Xem thêm

Điểm danh 8 tỷ phú kim cương giàu nhất thế giới

Điểm danh 8 tỷ phú kim cương giàu nhất thế giới

Không chỉ là những doanh nhân lâu năm trong nghề mà danh sách tỷ phú kim cương còn bao gồm những nhà sưu tầm, thương gia và nhà đầu tư có cổ phần tại những mỏ khai thác kim cương lớn nhất thế giới…

Có thể bạn quan tâm

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Chính phủ Mỹ đang ráo riết "săn lùng” nguồn cung trứng từ châu Âu và nhiều quốc gia khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng khiến giá cả leo thang…

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…