Unilever đầu tư 1 tỷ euro vào quỹ ngăn ngừa biến đổi khí hậu với cam kết trong 10 năm

Unilever sẽ đầu tư 1 tỷ euro cho quỹ ngăn ngừa biến đổi khí hậu và cam kết thực hiện các dự án giảm thiểu lượng khí thải nhà kính từ tất cả các quy trình sản xuất sản phẩm của mình.
Unilever đầu tư 1 tỷ euro vào quỹ ngăn ngừa biến đổi khí hậu với cam kết trong 10 năm

Unilever Plc, công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng Anh - Hà Lan, cho biết vào thứ Hai (19/6), công ty sẽ đầu tư 1 tỷ euro vào quỹ ngăn ngừa biến đổi khí hậu và cam kết thực hiện các dự án giảm thiểu lượng khí thải nhà kính từ tất cả các quy trình sản xuất sản phẩm của mình vào năm 2039, trước thời hạn của Thoả thuận Paris. 

Unilever chia sẻ, khoản đầu tư mới này sẽ được sử dụng cho các dự án bảo vệ môi trường bao gồm trồng rừng, bảo tồn nước và cô lập carbon trong 10 năm tới. Bên cạnh đó, mục tiêu giảm thiểu lượng khí thải nhà kính xuống 0 là một phần mở rộng của những nỗ lực mà công ty đang thực hiện để cắt giảm khí thải trong công ty vào năm 2030 - cùng với kế hoạch giảm tiêu thụ điện trong văn phòng. 

Theo thông tin từ website, tổng lượng khí thải nhà kính của Unilever tương đương khoảng 60 triệu tấn carbon dioxide vào năm 2019. Vì vậy, những kế hoạch mới của Unilever hiện là phản ứng cần thiết của công ty để ứng phó với tính cấp bách của cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Unilever, công ty có mức doanh thu 52 tỷ euro hàng năm, cho biết họ sẽ ưu tiên hợp tác với các nhà cung cấp đã đặt mục tiêu giảm thiểu phát thải và thiết lập một hệ thống mà các nhà cung cấp phải minh bạch trong lượng khí thải carbon từ sản xuất của họ.

Không chỉ Unilever, rất nhiều doanh nghiệp lớn khác như Nestle và nhà sản xuất thang máy Đức Thyssenkrupp AG cũng đã tham gia cam kết giảm thiểu lượng khí thải bằng 0 trong chuỗi cung ứng cho đến năm 2050 - thời hạn được Hiệp đinh Paris đặt ra về biến đổi khí hậu nhằm hạn chế nguy cơ nóng lên toàn cầu. 

Unilever cũng cho biết, công ty sẽ hướng tới mục tiêu sản xuất tất cả các công thức sản phẩm có thể phân huỷ sinh học và đạt chuỗi cung ứng không-gây-phá-rừng vào năm 2030, trong số các động thái khác để ngăn ngừa biến đổi khí hậu. Công ty tiết lộ, họ sẽ sử dụng các phương pháp như giám sát vệ tinh, theo dõi định vị địa lý và blockchain để tăng khả năng truy nguyên cũng như tính minh bạch trong chuỗi cung ứng của mình. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Đến lượt Unilever 'kêu cứu' lên Thủ tướng

Đến lượt Unilever 'kêu cứu' lên Thủ tướng

Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị gỡ khó cho tình huống bị "dọa" truy thu thuế lên tới 575 tỷ đồng. Trước đó đã rất nhiều công ty 'kêu cứu' Thủ t

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...