Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ muốn Apple và Google xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng

Brendan Carr - ủy viên của Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC), đã gửi một bức thư tới Giám đốc điều hành Apple Tim Cook và Giám đốc điều hành Alphabet Sundar Pichai, để chỉ ra các báo cáo cho thấy TikTok không tuân thủ chính sách của hai công ty.
Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ muốn Apple và Google xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng

Một lãnh đạo của Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ cho biết ông đã yêu cầu Apple và Google xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng của họ vì những lo ngại về bảo mật dữ liệu liên quan đến Trung Quốc.

Ứng dụng video ngắn cực kỳ phổ biến này thuộc sở hữu của công ty ByteDance Trung Quốc, một trong số những công ty phải đối mặt với sự giám sát vô cùng chặt chẽ của Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Trong bức thư gửi tới hai nhà lãnh đạo của Apple và Google, ông Brendan Carr - ủy viên của FCC, đã chỉ ra các báo cáo và phát hiện cho thấy TikTok không tuân thủ chính sách của cửa hàng ứng dụng (App Store) từ hai công ty. 

“TikTok không giống như bề ngoài. Nó không chỉ là một ứng dụng để chia sẻ video hay meme hài hước. Đó là chỉ là lớp vỏ bên ngoài,” ông Carr nói trong bức thư. “Về cốt lõi, TikTok hoạt động như một công cụ giám sát tinh vi, thu thập lượng lớn dữ liệu cá nhân và dữ liệu nhạy cảm.”

Alphabet, Apple và TikTok đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của CNBC.

Bức thư của ông Brendan Carr, được gửi vào ngày 24/6, yêu cầu nếu Apple và Alphabet không xóa TikTok khỏi các cửa hàng ứng dụng của họ, thì hai công ty phải cung cấp một tuyên bố chính thức về vấn đề này cho FCC trước ngày 8/7. Trong đó, các tuyên bố cần giải thích “cơ sở cho kết luận của công ty về việc các hoạt động của Bytedance không hề vi phạm bất kỳ chính sách cửa hàng ứng dụng nào.”

Brendan Carr

Bức thư của ông Brendan Carr trích dẫn một báo cáo của BuzzFeed News hồi đầu tháng cho biết một bản ghi âm các tuyên bố của nhân viên TikTok cho thấy các kỹ sư ở Trung Quốc có quyền truy cập vào dữ liệu của Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ tháng 9/2021 đến tháng 1/2022.

Trong một tuyên bố với CNBC, một người phát ngôn Tiktok phản hồi lại rằng, “Giống như nhiều công ty toàn cầu, TikTok có các đội kỹ thuật trên khắp thế giới. Chúng tôi sử dụng các biện pháp kiểm soát truy cập như mã hóa và giám sát bảo mật để đảm bảo dữ liệu người dùng được bảo vệ và quá trình phê duyệt quyền truy cập được giám sát bởi nhóm bảo mật có trụ sở tại Hoa Kỳ. TikTok đã liên tục khẳng định rằng các kỹ sư của chúng tôi ở các địa điểm bên ngoài Hoa Kỳ, bao gồm cả Trung Quốc, có thể được cấp quyền truy cập vào dữ liệu người dùng Hoa Kỳ trên cơ sở khi cần thiết theo các kiểm soát nghiêm ngặt đó.”

Vào ngày 17/6, cùng ngày với báo cáo BuzzFeed, TikTok thông báo họ đang định tuyến tất cả lưu lượng truy cập của người dùng Hoa Kỳ đến Cơ sở hạ tầng đám mây Oracle và đang chuyển dữ liệu cá nhân của người dùng Hoa Kỳ từ các trung tâm dữ liệu của chính họ ở Hoa Kỳ và Singapore sang các máy chủ đám mây của Oracle trong Mỹ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…