Video tăng Armata thử nghiệm bắn đạn xuyên giáp vào xe mục tiêu T-64

Nhân kỷ niệm 85 năm thành lập Viện Nghiên cứu Khoa học về Vũ khí Thiết giáp số 38, Bộ Quốc phòng Nga công bố video "Armata" thử nghiệm pháo tăng, mục tiêu là chiếc tăng T-64 đã thanh lý.

Lần đầu tiên trên màn ảnh truyền hình, Bộ Quốc phòng Nga giới thiệu về một trong những viện nghiên cứu quân sự bí mật, thực hiện các hoạt động thử nghiệm tăng thiết giáp, Viện Nghiên cứu khoa học Tăng thiết giáp đã được trao tặng Huân chương Cách mạng Tháng 10, huân chương Cờ đỏ số 38 mang tên Nguyên soái Lực lượng Tăng Thiết giáp Fedorenko Ya.N.

Viện Nghiên cứu (NII) số 38 "thử nghiệm" tất cả các tính năng kỹ chiến thuật của tăng thiết giáp Nga và nước ngoài: xe tăng và thiết giáp mới nhất trên thân xe "Armata", xe thiết giáp hạng nặng "Boomerang", xe tăng T-90 "Proryv",  các xe bọc thép "Athlet", "Tiger" và " Typhoon-VDV ”.

Trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, NII số 38 đã nghiên cứu các loại xe tăng và xe bọc thép của Đức, Anh, Mỹ, Nhật. Trong 90 năm, các chuyên gia tăng thiết giáp của NII 38 đã thử nghiệm hàng nghìn mẫu xe tăng thiết giáp bánh trong và ngoài nước.

Viện NII số 38 thử nghiệm tất cả, từ các loại hỏa lực trên tăng thiết giáp đến các thử nghiệm sức chịu đựng và khả năng bảo vệ các những phương tiện bọc thép với những điều kiện khắc nghiệt mà không có nơi nào trên thế giới.

Trong video của Kênh truyền hình Zvezda có ghi lại quá trình thử nghiệm bắn đạn chống tăng của T-14 Armata từ tất cả các góc quan sát có thể: từ bên ngoài dưới các góc độ khác nhau, quay chuyển động chậm của đạn, từ khoang điều khiển của "Armata" và từ bên trong xe tăng mục tiêu.

Đối với tăng Armata, chuẩn bị được thực hiện chỉ bằng một vài lần chạm vào màn hình cảm ứng điều khiển hỏa lực. Khi bắn, chiếc xe tăng hơi lắc lư và một viên đạn hiệu ứng nổ lõm xuyên một lỗ trên giáp mũi của xe T-64.

Các nhà báo chỉ được phép quan sát thử nghiệm pháo tăng T-14 trong lần sử dụng đạn xuyên giáp hiệu ứng nổ lõm tiêu chuẩn. Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga đã phát triển loại đạn hiệu suất cao mới cho "Armata", nhưng đó là bí mật tuyệt đối.

Quỹ đạo đường đạn được radar Doppler ghi lại, quá trình đạn bay được quay bằng máy quay video tốc độ cao. Các chuyên gia hỏa lực tăng thiết giáp đặc biệt quan tâm đến những khoảnh khắc đạn ra khỏi mặt cắt nòng súng và khi đạn tiếp xúc với mục tiêu. Thử nghiệm bắn của mỗi loại xe tăng mới có thể kéo dài đến ba tháng.

Khoang kíp xe bọc thép T-14 rộng: ba thành viên ngồi không chạm vào nhau. Hoạt động bắn cũng tương tự như điều khiển robot kỹ thuật số: một vài lần chạm vào màn hình, hệ thống cơ khí thừa hành truyền động mạnh mẽ nạp đạn và liều phóng vào pháo tăng có độ dài bảy mét. Hoạt động ngắm bắn cũng được thực hiện trên màn hình điều khiển cảm ứng.

Khoảng kíp xe được cách âm rất cao, hầu như không nghe thấy chuyển động của các bộ phận cơ khí, chỉ có tiếng động đều đều của máy điều hòa không khí. Khi pháo khai hỏa, cũng chỉ có cảm giác xe rung lắc nhẹ nhàng.

Viện Nghiên cứu Khoa học Vũ khí – Tăng Thiết giáp số 38,

Viện NII số 38 cung cấp các thông số kỹ thuật cho các mẫu xe thiết giáp mới và vũ khí cho phòng thiết kế, sau đó thử nghiệm các nguyên mẫu do ngành công nghiệp chế tạo. Tăng "Armata" đang trải qua những cuộc thử nghiệm cấp nhà nước ở Kubinka.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…