Video vụ hỏa hoạn lớn tại nhà máy lọc dầu Iran

Ngày 2/6, một vụ hỏa hoạn lớn bùng phát tại Tondguyan Refinery - nhà máy lọc dầu phía nam thủ đô Tehran. Theo truyền thông Iran, vụ tai nạn khiến cơ sở công nghiệp này phải tạm ngừng hoạt động nhưng không có thương vong nhân sự.

Phiên bản chính thức vụ tai nạn mà các nhà chức trách Iran đưa ra là do "sự cố rò rỉ tại một đường ống dẫn khí lỏng tại cơ sở" đã "gây ra vụ hỏa hoạn".

Video, do hãng truyền thông Iran YJC NewsChannel công bố cho thấy, một bể chứa dầu của nhà máy đột ngột bị bục ở phía dưới, khiến bể chứa dầu sụp đổ và dầu tràn ra gây lên vụ cháy dữ dội này.

Shaker Khafaii, lãnh đạo Công ty lọc dầu Tehran, vận hành nhà máy lọc dầu tuyên bố loại trừ khả năng phá hoại. Nhưng không đưa ra bất cứ giải thích nào về sự cố một bể chứa dầu lớn bị bục gây ra hỏa hoạn.

Vụ hỏa hoạn tại nhà máy lọc dầu xảy ra chỉ vài giờ sau khi tàu hậu cần kỹ thuật hải quân lớn nhất của Iran Kharg bốc cháy và sau đó chìm ở Vịnh Oman.

Trong năm 2021, hàng loạt cơ sở hạ tầng quan trọng của Iran xuất hiện những vụ 'tai nạn' bí ẩn, gây tổn thất nặng nề. Nhưng chính quyền Iran không muốn coi đó là những hoạt động phá hoại mà chỉ coi là những sự cố kỹ thuật.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...