Virgin Galactic chuẩn bị ra mắt dịch vụ du lịch vũ trụ vào tháng 6

Sau sứ mệnh Galactic 01 đầu tiên, Virgin Galactic sẽ đẩy mạnh các chuyến bay thương mại hàng tháng để phục vụ cho nhu cầu du lịch vũ trụ của giới chuyên gia và người siêu giàu...

Sau nhiều năm thử nghiệm, công ty du lịch vũ trụ Virgin Galactic cuối cùng cũng bắt đầu các dịch vụ thương mại của mình vào cuối tháng này, theo một thông báo chính thức từ công ty. 

Nếu không có bất kỳ sự chậm trễ nào, sứ mệnh Galactic 01 sẽ thực hiện các chuyến bay ra ngoài không gian trong khoảng thời gian từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6. Tuy nhiên, đây sẽ không phải là một trải nghiệm dành cho nhóm những khách hàng giàu có, mà là nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đầu tiên của Galactic 01. 

Ba thành viên của Lực lượng Không quân Ý và Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Ý tham gia vào sứ mệnh để tiến hành nghiên cứu vi trọng lực với trọng tải khoa học. 

Cổ phiếu của công ty đã tăng vọt hơn 40% trong phiên giao dịch mở rộng vào thứ Năm. 

Virgin Galactic lên kế hoạch cho chuyến bay thương mại thực tế đầu tiên, Galactic 02, vào đầu tháng 8. Công ty dự kiến sẽ thực hiện các chuyến bay hàng tháng sau đó, mặc dù chi tiết về các nhiệm vụ trong tương lai vẫn chưa được tiết lộ. Ít nhất hai chuyến bay đầu tiên sẽ phát trực tiếp (livestream) qua trang web của công ty.

Chuyến bay vào vũ trụ thương mại đầu tiên của công ty là một cột mốc được chờ đợi từ lâu, hướng tới mục tiêu thực hiện hàng trăm chuyến bay du hành vũ trụ cho khoảng 800 hành khách đã đăng ký. Virgin Galactic đã và đang nghiên cứu để hoàn thiện phương thức phóng của mình, theo đó tàu vũ trụ hạ cánh một máy bay phản lực vận chuyển tùy chỉnh ở độ cao và cất cánh từ đó. 

Virgin Galactic

Virgin Galactic được thành lập bởi tỷ phú Richard Branson vào năm 2004 với mục tiêu đưa con người lên vũ trụ dưới hình thức du lịch thương mại. Ông Branson trở thành tỷ phú đầu tiên bay vào vũ trụ bằng tên lửa của riêng mình hai năm trước và đã vận hành một số chuyến bay thử nghiệm. 

Vào tháng 5 vừa qua, Virgin Galactic đã thử nghiệm thành công chuyến bay thử cuối cùng và đã hoàn thành phân tích định kỳ cùng kiểm tra phương tiện đối với máy bay vận tải VMS Eve và tàu vũ trụ VSS Unity. 

Trước đây, công ty đã phải đối mặt với nhiều chậm trễ và sự cố. Vào 2013, công ty thực hiện chuyến bay SpaceShipTwo đầu tiên nhưng đã tạm dừng nỗ lực do vụ tai nạn chết người năm 2014 của VSS Enterprise cho đến năm 2016. Cuối cùng, công ty đã lên vũ trụ vào năm 2018, nhưng phải đến năm 2021 mới hoàn thành chuyến bay vũ trụ có phi hành đoàn đầy đủ đầu tiên với sự có mặt của nhà sáng lập Richard Branson.

Việc ra mắt có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Virgin Galactic. Công ty đã hoạt động thua lỗ trong nhiều năm, lỗ hơn 500 triệu USD chỉ trong năm 2022. Dịch vụ thương mại mới sẽ không nhanh chóng thu hồi các khoản đầu tư đó ngay cả ở mức  giá 450.000 USD mỗi vé, nhưng hứa hẹn sẽ mang lại cho công ty một nguồn doanh thu đáng kể.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…