Virus nCoV có thể ảnh hưởng đến kinh tế thế giới gấp 4 lần SARS

Theo Bloomberg, ảnh hưởng của dịch nCoV lên nền kinh tế toàn cầu có thể lớn gấp 3-4 lần so với SARS, gây tổn thất kinh tế khoảng 160 tỷ USD.
Virus nCoV có thể ảnh hưởng đến kinh tế thế giới gấp 4 lần SARS

Virus nCoV đang gây khủng hoảng đến toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Bằng chứng là chứng khoán Trung Quốc mất gần 400 tỷ USD trong thời gian qua. 

Tuy nhiên, không chỉ kinh tế Trung Quốc mà Hồng Kông có thể giảm tăng trưởng 1,7 điểm phần trăm, Hàn Quốc và Việt Nam giảm 0,4 điểm phần trăm, Nhật Bản 0,2% trong quý I/2020.

Về phía Thái Lan, theo Phòng Thương mại Thái Lan, dịch bệnh từ nCoV là một trong các nguyên nhân sẽ kéo tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2020 xuống dưới 2,5% do Thái Lan dự kiến thất thu khoảng 80-100 tỷ baht chủ yếu trong ngành du lịch và các ngành kinh tế Thái Lan phải ưu tiên các biện pháp ứng phó với dịch bệnh.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng cho rằng, dịch nCoV có thể gây ra những tác động lớn hơn gấp 3-4 lần. Những ảnh hưởng đã nhìn thấy rõ nét ở một số ngành sản xuất và một số ngành dịch vụ như du lịch và khách sạn, khi chuỗi giá trị toàn cầu đang bị gián đoạn.

Năm 2003, đại dịch SARS gây thiệt hại khoảng 40 tỷ USD (nền kinh tế Trung Quốc mới chỉ chiếm 4% GDP toàn cầu). Tuy nhiên, hiện tại Trung Quốc đóng góp 18% GDP toàn cầu,

Tổ chức S&P Global cho rằng dịch nCoV sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu do tác động giảm đối với một số ngành sản xuất và dịch vụ lớn như sản xuất dầu mỏ, hàng không…

Các hãng hàng không và các nhà khai thác hàng không tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ chịu thiệt hại phụ thuộc vào quy mô và mức độ lây lan của virus nCoV ra ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Chi phí của khách du lịch Trung Quốc ở nước ngoài hàng năm ước tính khoảng 130 tỷ USD.

Tuy nhiên, theo IMF, vẫn còn khá sớm để đánh giá tác động của dịch nCoV tới kinh tế toàn cầu trong cả năm 2020 nhưng chắc chắn là quý I sẽ giảm sút nghiêm trọng.

Đồng thời, IMF cho rằng thế giới cần phải đánh giá tốc độ hành động cần thiết để kiểm soát sự lây lan của virus corona cũng như hiệu quả thực sự của các biện pháp được đưa ra. IMF dự đoán kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm nay nhưng vẫn ở tình trạng trì trệ và các nguy cơ vẫn hiện hữu.

Có thể bạn quan tâm