Vương quốc Anh: Giá năng lượng và thực phẩm tiếp tục tăng, lạm phát cao nhất 40 năm

Lạm phát của Vương quốc Anh đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm vào tháng 7 khi giá thực phẩm và năng lượng tăng tiếp tục leo thang gây sức ép đối với các hộ gia đình.
Vương quốc Anh: Giá năng lượng và thực phẩm tiếp tục tăng, lạm phát cao nhất 40 năm

Chỉ số giá tiêu dùng hàng năm được Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) công bố hôm nay đã tăng 10,1%, cao hơn mức dự báo trước đó là 9,8% và tăng từ mức 9,4% của tháng Sáu.

Lạm phát cơ bản – không bao gồm năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá – ở mức 6,2% trong năm tính đến tháng 7 năm 2022, tăng từ mức 5,8% của tháng 6 và cao hơn cả mức dự báo là 5,9%.

ONS cho biết trong báo cáo của mình, giá lương thực tăng là nguyên nhân lớn nhất tác động đến tỷ lệ lạm phát hàng năm trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7.

Ngân hàng Trung ương Anh đã thực hiện sáu lần tăng lãi suất liên tiếp để kiềm chế lạm phát, vào đầu tháng 7, mức tăng cao nhất kể từ năm 1995. Nhiều dự đoán cho rằng Vương quốc Anh sẽ bước vào cuộc suy thoái dài nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ngân hàng dự báo lạm phát sẽ đạt mức 13,3% trong tháng 10. Các ứng cử viên lãnh đạo Đảng Bảo thủ Liz Truss và Rishi Sunak, một trong số họ sẽ kế nhiệm Boris Johnson làm thủ tướng vào ngày 5 tháng 9 sau cuộc thăm dò ý kiến ​​các thành viên trong đảng, đang chịu áp lực ngày càng tăng trong việc đưa ra các giải pháp triệt để cho cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt chưa tùng xảy ra tại đất nước.

Dan Howe, người đứng đầu quỹ tín thác đầu tư tại Janus Henderson cho biết: “Số liệu lạm phát ngày nay là một lời nhắc nhở thêm cho nhiều hộ gia đình ở Vương quốc Anh rằng họ đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn tài chính đáng kể”.

“Người tiêu dùng đang phải vật lộn với chi phí năng lượng tăng và hóa đơn tại các hộ gia đình cũng tăng cao, tất cả được kết hợp bởi sự thiếu hành động quyết đoán ở cấp độ chính trị.”

Richard Carter, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu lãi suất cố định tại Quilter Cheviot, dự đoán rằng Ngân hàng Trung ương Anh có khả năng sẽ phản ứng tại cuộc họp chính sách tiền tệ tiếp theo với một đợt tăng lãi suất 50 điểm cơ bản khác, trong nỗ lực chống lạm phát và cho biết không có nghi ngờ gì về điều đó, cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt sẽ trở nên tồi tệ hơn nữa.

“Như vậy, chắc chắn sẽ có rất nhiều áp lực lên Thủ tướng tiếp theo để có thể giảm nhẹ lạm phát và Ngân hàng Trung ương Anh sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong các hành động tiếp theo”, ông nói thêm.

Xem thêm

Áp lực lạm phát lớn năm 2022?

Áp lực lạm phát lớn năm 2022?

Theo nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo điều hành giá của Thủ tướng Chính phủ, áp lực lạm phát là rất lớn trong năm 2022 khi Việt Nam thực hiện các gói hỗ trợ nền kinh tế có quy mô lớn, cùng với chi phí đẩy tăng cao.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?