Vượt Shein, Temu trở thành ứng dụng thương mại điện tử Trung Quốc phổ biến nhất tại nhiều thị trường quốc tế

Là một ứng dụng thương mại điện tử tập trung vào các mặt hàng giá rẻ cho người tiêu dùng nước ngoài, Temu từng bước đánh bại các “đồng hương” Trung Quốc để giành được thị phần quốc tế…

Temu-in-the-US-Inline-Graphic-v3-1.png

Nền tảng thương mại điện tử giá rẻ Temu của Trung Quốc đang thống trị các cửa hàng ứng dụng (App Store) ở Nhật Bản và Hàn Quốc sau khi thành công mở rộng tại các thị trường phương Tây.

Theo Goldman Sachs ước tính, Temu hiện tạo ra hơn 1 tỷ USD giá trị giao dịch hàng tháng và dự kiến tiếp tục tăng tốc vào nửa cuối năm 2023.

Temu đã mở rộng sang 47 quốc gia, với ứng dụng được tải xuống hơn 223 triệu lần và duy trì 120 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Phần lớn những người dùng này (43%) đến từ Mỹ và là nhóm khách hàng nữ trẻ tuổi.

Những cột mốc ấn tượng của Temu đã thu hút sự chú ý từ các nhà phân tích và khiến các nhà bán lẻ truyền thống phải cảnh giác.

KHỞI ĐẦU ĐẦY HỨA HẸN TẠI MỸ

Temu có trụ sở chính tại Boston, Massachusetts, nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc cung cấp các mặt hàng xuất tại Trung Quốc cho người tiêu dùng nước ngoài, từ thời trang cho đến sản phẩm gia dụng, với mức giá thấp, bình dân. Ra mắt ở Mỹ vào tháng 9/2022, hãng này nhanh chóng đạt được thành công trong việc thu hút tập khách hàng có ngân sách eo hẹp.

Chỉ trong vài tuần, ứng dụng thương mại điện tử của Trung Quốc đã vươn lên dẫn đầu các cửa hàng ứng dụng và sau đó nhanh chóng mở rộng khắp các quốc gia như Úc, New Zealand, Pháp, Ý, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh.

“Chúng tôi tin rằng lý do chính khiến doanh thu dịch vụ giao dịch của PDD tăng trưởng 131% và giá vốn hàng bán tăng 135% so với cùng kỳ năm trước trong quý 2/2023 có liên quan đến hiệu suất tăng trưởng nhanh chóng của Temu”, các nhà phân tích của Citi Group cho biết trong một báo cáo xuất bản ngày 29/8.

chinese-shopping-app-temu-wows-us-amid-tiktok-fears-20230410142041.jpg

Nền tảng này đã mở rộng nhanh chóng kể từ khi ra mắt bằng cách tận dụng sức mạnh của công ty mẹ trong chuỗi cung ứng và tiếp thị.

Theo ghi chú của các nhà phân tích Bernstein, PDD đã đầu tư một số tiền khổng lồ biến Temu thành hiện thực, không chỉ ở các hoạt động vận hành cốt lõi, mà còn ở mảng truyền thông marketing. Theo đó, hợp đồng quảng cáo trị giá hàng triệu USD với giải đấu bóng bầu dục Super Bowl đã giúp Temu tiếp cận và để lại dấu ấn đối với được với tập khách hàng mục tiêu tại Mỹ.

“Chúng tôi tin rằng sự nổi tiếng nhanh chóng của Temu được hỗ trợ bởi các khoản chi hào phóng cho tiếp thị, mức giá thấp và sự tập trung triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi lớn”, Bernstein nhận xét.

Mức giá sản phẩm mà Temu đưa ra là khá thấp nếu để so với tiêu chuẩn của người tiêu dùng Mỹ. Bằng cách bán hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất Trung Quốc tới tay khách hàng, Temu đã cắt giảm được nhiều khâu trung gian để mang đến mức chiết khấu tối đa.

230724_temushein-1.jpg

CHINH PHỤC ĐƯỢC HÀN, NHẬT NHƯNG CÒN E NGẠI TẠI ĐÔNG NAM Á

Nhận xét trong một báo cáo được phát hành tháng 10 vừa qua, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết: “Temu đã nhanh chóng mở rộng phạm vi của mình ra ngoài Mỹ và sang một số thị trường lớn khác ở nước ngoài. Chúng tôi tin rằng hiện nền tảng có mặt ở hơn 40 quốc gia… và sẽ tiếp tục nhận thấy cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ trong những quý tới”.

Temu bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động ở châu Á tại Nhật Bản và Hàn Quốc vào tháng 7. Sau đó, công ty thâm nhập vào thị trường Philippines vào ngày 26/8 trước khi ra mắt tại Malaysia vào ngày 8/9.

Theo phân tích của data.ai chia sẻ với CNBC, Temu đã vượt qua Shein ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong bảng xếp hạng các ứng dụng mua sắm quốc tế phổ biến nhất.

Công ty dữ liệu và phân tích ứng dụng cho biết, kể từ khi ra mắt vào tháng 7 tại Nhật Bản đến ngày 2/11, Temu đã xếp hạng số 1 về lượt tải xuống ứng dụng mua sắm iOS và Google Play hàng ngày ở Nhật Bản trong 101 ngày trong tổng số 124 ngày. Để so sánh cùng thời điểm, Shein chỉ đứng đầu trong vỏn vẹn 17 ngày.

Screen Shot 2023-11-10 at 10.03.36 AM.png
Temu tại Nhật Bản

Cũng theo data.ai, Temu là ứng dụng nhanh nhất đạt 4 triệu lượt tải xuống ở Nhật Bản, chỉ mất khoảng 121 ngày, so với Shein 155 ngày. Trong khi đó, nền tảng Mercari nội địa Nhật Bản mất 427 ngày và Amazon cần tới 660 ngày, dữ liệu cho thấy.

Tương tự, tại Hàn Quốc, Temu xếp số 1 về số lượt tải xuống ở lĩnh vực mua sắm cả trên iOS và Google Play hàng ngày trong 65 ngày trên tổng số 93 ngày tính từ 1/8 đến 2/11, vượt qua AliExpress của Alibaba (25 ngày). Shein ghi nhận các xếp hạng thấp hơn trong Top 5.

Screen Shot 2023-11-10 at 11.44.54 AM.png

Trong số các ứng dụng mua sắm hàng đầu ở Hàn Quốc, Temu là ứng dụng đạt 2 triệu lượt tải xuống nhanh nhất sau khoảng 88 ngày. Shein mất 382 ngày trong khi AliExpress mất 366 ngày để đạt được cột mốc tương tự.

Tuy nhiên, khi đề cập đến một thị trường tiềm năng khác ở châu Á, thì nhiều chuyên gia tỏ ra hoài nghi về khả năng thành công của Temu tại ASEAN. Theo ông Angus Mackintosh, người sáng lập trang nghiên cứu CrossASEAN, hiện vẫn chưa rõ tác động của Temu đối với bối cảnh thương mại điện tử tại Đông Nam Á.

“Quả thực, vẫn còn quá sớm để nhận định về tương lai của Temu ở khu vực Đông Nam Á. Hiện chưa có dấu hiệu nào đảm bảo rằng Temu sẽ đạt được thành công tương tự tại thị trường này. Shein là một ví dụ điển hình về việc một nền tảng có thể thành công ở Mỹ, nhưng lại chật vật khi hoạt động tại các quốc gia Đông Nam Á. Ngoài ra, Temu cũng có thể gặp phải vấn đề với các chính phủ trong việc các công ty thương mại điện tử Trung Quốc xung đột với các MSME (công ty siêu nhỏ, nhỏ và vừa) nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc”, ông Angus Mackintosh giải thích.

Sự phát triển nhanh chóng của Temu nhấn mạnh động lực thay đổi trong lĩnh vực bán lẻ, với các nền tảng thương mại điện tử cung cấp các mặt hàng giá rẻ phá vỡ các mô hình bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, các nhà phân tích bày tỏ sự thận trọng do tốc độ gián đoạn nhanh chóng trong lĩnh vực bán lẻ và tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn định của Trung Quốc.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

Ngân hàng HSBC đã bổ nhiệm nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử 159 năm hoạt động. Cùng với đó, ngân hàng cũng công bố một cuộc cải cách cơ cấu lớn, thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa và nâng cao tính năng động trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều đang thay đổi…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang làm dấy lên các tranh luận về tương lai của ngành công nghiệp xe điện. Trong đó, Hàn Quốc lo ngại rằng hàng tỷ USD của họ có thể gặp rủi ro khi những thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến hàng loạt dự án và ưu đãi mà các doanh nghiệp nước này đang hưởng lợi…

"Giới siêu giàu" đang được định nghĩa lại?

Định nghĩa "Giới siêu giàu" đã thay đổi

Với sự gia tăng nhanh chóng của các tỷ phú đã khiến người ta bắt đầu phải tìm kiếm một định nghĩa mới - phù hợp hơn để miêu tả chính xác thế nào là "Giới siêu giàu".

 Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Bùng nổ thị trường chợ xám hàng xa xỉ tại Trung Quốc

Thị trường “chợ xám” (Grey Market - thị trường phi chính thức) hàng xa xỉ tại Trung Quốc đang ngày càng phát triển khi người tiêu dùng trẻ tuổi đổ xô đi “săn lùng” các mức giá hời trên một số nền tảng trực tuyến…

Đâu là nơi tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu?

Đâu là nơi tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu?

Theo báo cáo mới được công bố của 1st Move International, Lithuania, Hungary và Estonia là những địa điểm tốt nhất để đầu tư bất động sản ở Châu Âu. Trong khi đó, các quốc gia Tây Âu như Bỉ và Pháp lại được xếp vào danh sách ít hấp dẫn nhất…

Fed đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát?

Fed đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát?

Dữ liệu lạm phát tuần này cho thấy Fed đang tiến gần đến mục tiêu lạm phát 2% ngay sau khi cắt giảm lãi suất mạnh mẽ 0,5 điểm phần trăm vào tháng trước. Goldman Sachs dự báo, chỉ số PCE của Mỹ trong tháng 9 sẽ đạt mức 2,04% và có thể được làm tròn xuống 2%…

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ