Wall Street Journal: "Made in China 2025" có thể biến mất

Tờ Wall Street Journal cho biết, Trung Quốc đang chuẩn bị thay thế kế hoạch "Made in China 2025" bằng một chương trình cho phép công ty nước ngoài tham gia nhiều hơn vào nền kinh tế Trung Quốc. Điều n
Wall Street Journal: "Made in China 2025" có thể biến mất

Trước những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây, giới thạo tin cho biết, Washington và Bắc Kinh dự kiến sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại để chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại đã kéo dài và gây ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia. 

Trước đó, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có một bữa ăn tối bên lề cuộc họp Hội nghị G-20 hồi đầu tháng 12. Ngay sau đó, Tổng thống Trump đã thể hiện thái độ tích cực và bày tỏ về một kết quả rất lạc quan xung quanh các cuộc đàm phán.

Tại đây, cả hai nhà lãnh đạo đều đồng ý không áp dụng mức thuế quan bổ sung cho tới năm 2019. Hôm thứ Ba, ông Trump đã chia sẻ trên Twitter về các cuộc đàm phán "rất hiệu quả" với Bắc Kinh, rằng những người theo dõi trên mạng xã hội này hãy "chờ đón một số thông báo quan trọng!"

Nếu mọi chuyện diễn ra "đúng kế hoạch", kế hoạch thay thế này sẽ hạ bớt mục tiêu thống trị trong sản xuất của Trung Quốc.

Điều đáng nói là, ngay sau bài báo này, thị trường chứng khoán Mỹ được bao trùm bởi sắc xanh.

Kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc là kế hoạch được thực hiện để thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao của đất nước dù từ lâu đã luôn bị chính quyền Trump chỉ trích là chủ nghĩa bảo hộ. 

Tuy nhiên, vẫn không có nhiều điều lạc quan về việc hai cường quốc kinh tế sẽ đạt được thoả thuận bởi một danh sách dài những bất đồng của Mỹ đối với chính sách kinh tế của Trung Quốc, trong đó bao gồm sự hỗ trợ của nhà nước đối với một số ngành công nghiệp và hành động ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ.

Nhà Trắng áp dụng nhiều vòng thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc trong cả năm 2018, được coi là một phần trong động thái của ông Trump nhằm bảo vệ lợi ích kinh doanh của Mỹ. Ông Trump cùng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer hy vọng rằng các lệnh trừng phạt sẽ buộc các đối tác nước ngoài phải trao đổi về những thoả thuận thương mại thuận lợi hơn.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...