Wall Street Journal: "Made in China 2025" có thể biến mất

Tờ Wall Street Journal cho biết, Trung Quốc đang chuẩn bị thay thế kế hoạch "Made in China 2025" bằng một chương trình cho phép công ty nước ngoài tham gia nhiều hơn vào nền kinh tế Trung Quốc. Điều n
Wall Street Journal: "Made in China 2025" có thể biến mất

Trước những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian gần đây, giới thạo tin cho biết, Washington và Bắc Kinh dự kiến sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán thương mại để chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại đã kéo dài và gây ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của hai quốc gia. 

Trước đó, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã có một bữa ăn tối bên lề cuộc họp Hội nghị G-20 hồi đầu tháng 12. Ngay sau đó, Tổng thống Trump đã thể hiện thái độ tích cực và bày tỏ về một kết quả rất lạc quan xung quanh các cuộc đàm phán.

Tại đây, cả hai nhà lãnh đạo đều đồng ý không áp dụng mức thuế quan bổ sung cho tới năm 2019. Hôm thứ Ba, ông Trump đã chia sẻ trên Twitter về các cuộc đàm phán "rất hiệu quả" với Bắc Kinh, rằng những người theo dõi trên mạng xã hội này hãy "chờ đón một số thông báo quan trọng!"

Nếu mọi chuyện diễn ra "đúng kế hoạch", kế hoạch thay thế này sẽ hạ bớt mục tiêu thống trị trong sản xuất của Trung Quốc.

Điều đáng nói là, ngay sau bài báo này, thị trường chứng khoán Mỹ được bao trùm bởi sắc xanh.

Kế hoạch "Made in China 2025" của Trung Quốc là kế hoạch được thực hiện để thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao của đất nước dù từ lâu đã luôn bị chính quyền Trump chỉ trích là chủ nghĩa bảo hộ. 

Tuy nhiên, vẫn không có nhiều điều lạc quan về việc hai cường quốc kinh tế sẽ đạt được thoả thuận bởi một danh sách dài những bất đồng của Mỹ đối với chính sách kinh tế của Trung Quốc, trong đó bao gồm sự hỗ trợ của nhà nước đối với một số ngành công nghiệp và hành động ăn cắp tài sản sở hữu trí tuệ.

Nhà Trắng áp dụng nhiều vòng thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc trong cả năm 2018, được coi là một phần trong động thái của ông Trump nhằm bảo vệ lợi ích kinh doanh của Mỹ. Ông Trump cùng Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer hy vọng rằng các lệnh trừng phạt sẽ buộc các đối tác nước ngoài phải trao đổi về những thoả thuận thương mại thuận lợi hơn.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…