Walmart cắt giảm nhập khẩu từ Trung Quốc, chuyển hướng sang Ấn Độ

Nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart đang đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa từ Ấn Độ và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong nỗ lực cắt giảm chi phí và đa dạng hóa chuỗi cung ứng...

Walmart cung cấp các ưu đãi trong mùa lễ hội
Walmart cung cấp các ưu đãi trong mùa lễ hội

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 8/2023, 25% hàng nhập khẩu của nhà bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart đến từ Ấn Độ, theo số liệu vận đơn được công ty dữ liệu Import Yeti chia sẻ với Reuters. Con số này chỉ khoảng 2% vào năm 2018.

Dữ liệu cho thấy chỉ 60% lô hàng của Walmart đến từ Trung Quốc trong cùng thời gian, giảm từ mức 80% vào năm 2018. Do đó, Trung Quốc vẫn là nguồn cung hàng hóa lớn nhất cho Walmart.

Nhưng với chi phí nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng tăng và căng thẳng chính trị leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, nhiều công ty lớn của Mỹ đang chuyển hướng sang các quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam.

Ngoài ra, đại dịch Covid-19 cũng đã bộc lộ những điểm yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, cho thấy các nhà nhập khẩu Mỹ từng quá phụ thuộc vào một số ít thị trường.

Andrea Albright, phó chủ tịch điều hành nguồn cung ứng của Walmart cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Reuters: “Chúng tôi muốn có được những mức giá tốt nhất, đồng thời đề cao khả năng phục hồi trong chuỗi cung ứng. Ấn Độ đã trở thành một địa điểm quan trọng đối với Walmart và chúng tôi đang nỗ lực xây dựng năng lực sản xuất đó”.

Walmart đã tăng tốc trong các hoạt động ở Ấn Độ kể từ năm 2018, khi công ty mua 77% cổ phần của nền tảng thương mại điện tử Ấn Độ Flipkart. Hai năm sau, Walmart cam kết nhập khẩu 10 tỷ USD hàng hóa từ Ấn Độ mỗi năm cho đến năm 2027. Đó là mục tiêu mà họ vẫn đang trên đà đạt được, bà Andrea Albright cho biết thêm.

Trong đó, đồ chơi, đồ điện tử, xe đạp, dược phẩm cũng như thực phẩm đóng gói, ngũ cốc khô và mì ống là những mặt hàng nhập khẩu phổ biến nhất từ Ấn Độ.

Ấn Độ hiện được coi là quốc gia được trang bị tốt nhất để vượt qua Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất quy mô lớn với chi phí thấp.

Bà Andrea Albright lưu ý, lực lượng lao động đang phát triển nhanh chóng và tiến bộ công nghệ là hai điểm thu hút lớn của Ấn Độ trong mắt Walmart.

Walmart bắt đầu triển khai tìm nguồn cung ứng tại Bangalore vào năm 2002. Hiện tại, công ty tuyển dụng hơn 100.000 nhân viên tại Ấn Độ (bao gồm cả công nhân tạm thời) cho các văn phòng trực thuộc đơn vị Walmart Global Tech India, Flipkart Group, PhonePe và các hoạt động tìm nguồn cung ứng.

“Chi phí vận chuyển cao của Trung Quốc cũng góp phần khiến việc nhập khẩu từ Ấn Độ hấp dẫn hơn trong mắt các nhà bán lẻ. Ngoài ra, nguồn cung ứng từ Trung Quốc đại lục kém cạnh tranh hơn do chi phí lao động tăng vượt so với các trung tâm sản xuất khác”, ông Chris Rogers, nhà phân tích nghiên cứu tại nhóm phân tích chuỗi cung ứng Panjiva của S&P Global Market Intelligence, cho biết.

Mức lương tối thiểu của công nhân Trung Quốc khác biệt theo từng tỉnh và đôi khi là theo từng thành phố, dao động từ 1.420 nhân dân tệ mỗi tháng đến 2.690 nhân dân tệ mỗi tháng (198,52 - 376,08 USD). Trong khi đó, mức lương trung bình của người lao động phổ thông ở Ấn Độ dao động từ khoảng 9.000 rupee Ấn Độ đến 15.000 rupee Ấn Độ một tháng (108,04 - 180,06 USD).

Giám đốc điều hành Walmart Doug McMillon đã gặp gỡ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào tháng 5 năm nay, một cuộc gặp mà ông Modi ca ngợi là hiệu quả và đầy tính xây dựng.

Đối thủ của Walmart, Amazon trong tháng này cũng cho biết họ đang nhắm mục tiêu nhập khẩu 20 tỷ USD hàng hóa từ Ấn Độ sang Mỹ vào năm 2025.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...

Mỹ mở cuộc điều tra gỗ nhập khẩu

Mỹ mở cuộc điều tra gỗ nhập khẩu

Tổng thống Mỹ đã ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra thương mại mới về gỗ nhập khẩu trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng với Canada và Mexico…