WB cảnh báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2030 sẽ giảm xuống mức thấp nhất 3 thập kỷ

Từ năm 2022 đến năm 2030, WB cảnh báo tăng trưởng GDP tiềm năng trung bình toàn cầu dự kiến sẽ giảm khoảng 1/3 xuống còn 2,2% mỗi năm…

“Giới hạn tăng trưởng” của nền kinh tế toàn cầu, tức tốc độ dài hạn tối đa mà nó có thể tăng trưởng mà không gây ra lạm phát, sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ vào năm 2030. Báo cáo đưa ra ngày 28/3 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng nền kinh tế thế giới cần một cú hích chính sách đầy tham vọng để tăng năng suất và nguồn cung lao động, đẩy mạnh đầu tư và thương mại, đồng thời khai thác tiềm năng của ngành dịch vụ.

Kết thúc "kỷ nguyên vàng" của phát triển

Báo cáo ghi nhận một xu hướng đáng lo ngại là gần như tất cả các lực lượng kinh tế đã thúc đẩy sự tiến bộ và thịnh vượng toàn cầu trong ba thập kỷ qua đang lụi dần. Do đó, từ năm 2022 đến năm 2030, tăng trưởng GDP tiềm năng trung bình toàn cầu dự kiến sẽ giảm khoảng một phần ba so với tốc độ phổ biến trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này, xuống còn 2,2% một năm so với tỷ lệ hàng năm là 2,6% trong giai đoạn 2011-2021 và 3,5% trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21.

Đối với các nền kinh tế đang phát triển, sự suy giảm cũng sẽ nghiêm trọng không kém, từ 6% một năm trong giai đoạn 2000 đến 2010 xuống còn 4% một năm từ giờ đến 2030. Những sự sụt giảm này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn nhiều trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính toàn cầu hoặc suy thoái. Theo nghiên cứu mới của World Bank, nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ mất một thập kỷ tăng trưởng nếu suy thoái toàn cầu xảy ra.

Nếu sự sụp đổ ngân hàng gần đây gây ra khủng hoảng tài chính,
Nếu sự sụp đổ ngân hàng gần đây gây ra khủng hoảng tài chính, sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế sẽ còn nặng nền hơn

Cảnh báo được đưa ra khi thế giới đang phải đối phó với các cuộc khủng hoảng chồng chéo. Đại dịch làm tê liệt các nền kinh tế và hệ thống y tế công cộng căng thẳng, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và làm tổn thương các mối quan hệ thương mại quốc tế. Mối đe dọa về một cuộc suy thoái kéo dài hơn trùng hợp với những dấu hiệu căng thẳng mới trong hệ thống tài chính thế giới khi một loạt cuộc khủng hoảng ngân hàng đe dọa làm suy yếu tăng trưởng kinh tế.

Ông Indermit Gill, nhà kinh tế trưởng kiêm Phó Chủ tịch cấp cao về Kinh tế Phát triển của World Bank cho biết: “Sự suy giảm liên tục về tốc độ tăng trưởng tiềm năng có tác động nghiêm trọng đến khả năng của thế giới trong việc giải quyết hàng loạt thách thức ngày càng lớn của thời đại chúng ta như nghèo đói dai dẳng, chênh lệch thu nhập và thay đổi khí hậu”. Nó cũng gây hại cho việc giáo dục trẻ em, từ đó ảnh hưởng đến các kỹ năng làm việc và dẫn đến suy giảm lực lượng lao động nhiều hơn dự kiến ở nhiều quốc gia.

Ayhan Kose, tác giả chính của báo cáo và Giám đốc Nhóm Triển vọng của World Bank, cho biết sự kết hợp của những yếu tố này có nghĩa là “kỷ nguyên vàng của sự phát triển dường như sắp kết thúc”.

Với sự căng thẳng của ngân hàng về thiệt hại lâu dài từ các cuộc khủng hoảng, cho dù liên quan đến sức khỏe, kinh tế hay địa chính trị, ông cho biết tình trạng hỗn loạn trong hai tuần qua trên thị trường tài chính là mối quan tâm lớn đối với triển vọng kinh tế hiện tại và trong 4 đến 5 năm tới.

Ông nói: “Những gì chúng ta biết là sự suy giảm về triển vọng tăng trưởng toàn cầu có thể nghiêm trọng hơn nhiều nếu một cuộc khủng hoảng tài chính khác nổ ra, đặc biệt nếu nó đi kèm với một cuộc suy thoái toàn cầu khác”.

Cần sự thay đổi chính sách táo bạo

Tuy nhiên, WB cho rằng sự suy giảm tốc độ tăng trưởng này có thể bị đảo ngược.

Ông Ayhan Kose cho rằng: “Chúng ta nợ các thế hệ tương lai việc xây dựng các chính sách có thể mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và toàn diện. Một sự thúc đẩy chính sách táo bạo và tập thể phải được thực hiện ngay bây giờ để phục hồi tăng trưởng. Ở cấp độ quốc gia, mỗi nền kinh tế đang phát triển sẽ cần lặp lại kỷ lục 10 năm tốt nhất của mình về một loạt các chính sách. Ở cấp độ quốc tế, chính sách đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu mạnh mẽ hơn và sự cương quyết trong thúc đẩy huy động vốn tư nhân.”

Họ cảnh báo rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải sáng tạo hơn khi họ cố gắng giải quyết các thách thức toàn cầu mà không thể dựa vào sự mở rộng kinh tế nhanh chóng của các quốc gia như Trung Quốc, vốn từ lâu đã là động lực tăng trưởng toàn cầu. Họ đề xuất rằng các khuôn khổ chính sách tài chính và tiền tệ quốc tế nên được liên kết chặt chẽ hơn và các nhà lãnh đạo thế giới cần tìm cách giảm chi phí thương mại và tăng cường sự tham gia của lực lượng lao động. Đồng thời, họ cảnh báo rằng việc đảo ngược quỹ đạo tăng trưởng hiện tại sẽ không dễ dàng.

WB cảnh báo
World Bank cho rằng cần những chính sách mạnh mẽ để khôi phục tăng trưởng kinh tế thế giới trở lại quỹ đạo trước đó

“Sẽ cần một nỗ lực chính sách tập thể phi thường để khôi phục tốc độ tăng trưởng trong thập kỷ tới về mức trung bình của thập kỷ trước", WB cảnh báo.

Theo đó, World Bank cho rằng, để thay đổi quỹ đạo tăng trưởng, các nhà hoạch định chính sách nên ưu tiên kiểm soát lạm phát, đảm bảo sự ổn định của khu vực tài chính và giảm nợ, đồng thời thúc đẩy các khoản đầu tư thân thiện với khí hậu. Như vậy có thể tăng thêm 0,3 điểm phần trăm cho tiềm năng tăng trưởng hàng năm.

Cùng với đó, họ cho biết việc giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, hậu cần và các quy định có thể thúc đẩy thương mại, đồng thời kêu gọi thay đổi để loại bỏ thành kiến hiện tại đối với hàng hóa sử dụng nhiều carbon vốn có trong biểu thuế quan của nhiều quốc gia và loại bỏ các hạn chế đối với việc tiếp cận hàng hóa và dịch vụ thân thiện với môi trường.

Mở rộng xuất khẩu các dịch vụ kỹ thuật số có thể dẫn đến tăng năng suất lớn, kèm theo việc nâng cao tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cho phụ nữ và những người lớn tuổi có thể nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng toàn cầu lên tới 0,2 điểm phần trăm mỗi năm vào năm 2030.

Phân tích cho thấy tăng trưởng GDP tiềm năng có thể tăng thêm 0,7 điểm phần trăm, đẩy tốc độ trung bình hàng năm lên 2,9%, nếu các quốc gia áp dụng các chính sách định hướng tăng trưởng bền vững. Điều đó có thể biến sự chậm lại dự kiến của nền kinh tế thế giới trở thành bàn đạp tăng cho trưởng GDP tiềm năng toàn cầu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…