WeWork: Công ty từng được định giá 47 tỷ USD, nộp đơn xin phá sản tại Mỹ

Startup chia sẻ không gian làm việc WeWork đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại tòa án liên bang New Jersey (Mỹ)...

Logo WeWork bên ngoài một tòa nhà văn phòng ở Los Angeles, California
Logo WeWork bên ngoài một tòa nhà văn phòng ở Los Angeles, California

Trong một thông cáo được công ty chia sẻ, WeWork cho biết việc nộp đơn phá sản chỉ giới hạn ở các địa điểm của WeWork ở Mỹ và Canada. Trong đó, công ty cũng báo cáo các khoản nợ từ 10 đến 50 tỷ USD.

“Tôi vô cùng biết ơn sự hỗ trợ của các bên liên quan về mặt tài chính để hỗ trợ củng cố cơ cấu vốn và đẩy nhanh quá trình này thông qua Thỏa thuận hỗ trợ tái cơ cấu. Chúng tôi vẫn cam kết đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ và đội ngũ nhân viên đẳng cấp thế giới để hỗ trợ cộng đồng của mình”, Giám đốc điều hành WeWork David Tolley tuyên bố.

Theo hồ sơ pháp lý, công ty đã môi giới cho thuê hàng triệu mét vuông không gian văn phòng tại 777 địa điểm trên khắp thế giới.

Thất bại của WeWork được xem như một trong những vụ sụp đổ doanh nghiệp gây chú ý nhất trong vài năm trở lại đây. Dù từng được định giá ở mức 47 tỷ USD vào năm 2019 trong vòng gọi vốn do SoftBank dẫn đầu,nhưng WeWork vẫn thất bại khi cố gắng IPO vào thời điểm đó.

Đại dịch còn gây thêm “sát thương” cho công ty khi nhiều đối tác đột ngột chấm dứt hợp đồng thuê, và tình hình suy thoái kinh tế kéo theo đó cũng khiến nhiều khách hàng “ruột” của WeWork phải đóng cửa.

Cho đến 2021, WeWork chính thức lên sàn chứng khoán thông qua một công ty SPAC, nhưng kể từ đó đã mất khoảng 98% giá trị.

Vào giữa tháng 8/2023, công ty đã công bố chia tách cổ phiếu ngược theo tỷ lệ 1:40 để cổ phiếu của họ giao dịch trở lại trên 1 USD - mức yêu cầu để duy trì niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE).

Cổ phiếu của WeWork từng ghi nhận mức thấp nhất là 10 cent/cổ phiếu và giao dịch ở mức khoảng 83 cent trước khi cổ phiếu bị tạm dừng vào 6/11.

Cựu giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập Adam Neumann nói rằng việc nộp đơn bảo hộ phá sản là thật đáng thất vọng.

Trả lời bình luận CNBC, ông Adam Neumann cho biết: “Đó là một thách thức đối với tôi khi phải đứng ngoài lề kể từ năm 2019 và chứng kiến WeWork chưa tận dụng được hết khả năng của mình. Tôi tin rằng, với chiến lược và đội ngũ phù hợp, việc tái tổ chức sẽ giúp WeWork trở lại một cách tuyệt vời hơn”.

WeWork đã mời Kirkland & Ellis và Cole Schotz làm cố vấn pháp lý. PJT Partners sẽ đóng vai trò là ngân hàng đầu tư với sự hỗ trợ từ C Street Advisory Group và Alvarez & Marsal.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…