Yên tâm vì đình chiến thương mại, DN Trung Quốc trì hoãn chuyển sang Việt Nam

Các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đang chờ đợi diễn biến của cuộc đình chiến thương mại và xem xét lại việc chuyển sang Việt Nam khi chi phí di dời cao và đang tăng lên nhanh
Yên tâm vì đình chiến thương mại, DN Trung Quốc trì hoãn chuyển sang Việt Nam

Thời gian đình chiến 90 ngày để Mỹ không tăng mức áp thuế lên 25% với 200 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đã khiến các công ty Trung Quốc đủ yên tâm để hoãn các kế hoạch rời đi.

Theo tờ South China Morning Post, mức thuế 10% được coi là khó khăn nhưng các doanh nghiệp hầu hết có thể chấp nhận được, nhưng mức thuế 25% sẽ là “giấy khai tử” cho nhiều công ty và là động lực chính cho các nhà sản xuất Trung Quốc di dời sang quốc gia khác.

Nhưng các nhà quan sát nói rằng, 90 ngày là quá ngắn để đàm phán thành công giải pháp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về các vấn đề hóc búa như cải cách doanh nghiệp nhà nước và kế hoạch “Made in China 2025”.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đe dọa một lần nữa vào đầu tuần này với việc tăng thuế lên 25% từ 10% vào cuối thời kỳ 90 ngày này nếu Trung Quốc không nhượng bộ.

Trước đó, một chủ nhà máy sản xuất bọt xốp và bọt biển của Trung Quốc đã thành lập một nhà máy ở tỉnh Đồng Nai vào đầu năm nay. Việc này đã tiêu tốn gần 1,4 triệu USD chỉ trong giai đoạn dịch chuyển đó.

Chi phí di chuyển thậm chí còn cao hơn việc xây dựng một nhà máy có cùng kích thước ở Chiết Giang. Nhưng chủ doanh nghiệp này không có lựa chọn nào vì khách hàng Mỹ của anh ta đặt hàng ngày càng nhiều hơn tại các nhà máy ở Việt Nam, thay vì nhà máy ở Chiết Giang.

Nhiều nhà máy Trung Quốc gặp khó khăn trong nhiều tháng qua với vấn đề di dời sau khi nhận thấy chi phí sản xuất không còn rẻ ở các vùng của Việt Nam - như TP HCM, Bình Dương, Long An và Đồng Nai.

Đáng nói, trong khi không có số liệu thống kê chính thức, năm nay khoảng 5.000 - 6.000 nhà máy đặt tại Trung Quốc đại lục thuộc sở hữu của các nhà đầu tư Hong Kong, Đài Loan, hoặc các nhà đầu tư tư nhân đã cử người của họ đến Việt Nam để xem xét việc chuyển sản xuất sang đây nhằm chống lại sự gia tăng thuế quan đối với hàng xuất khẩu từ Trung Quốc, các nhà phân tích nói.

Bởi ngày càng có nhiều công ty đến với Việt Nam nên chi phí đất đai, lao động và vật liệu xây dựng tại đây đã tăng lên. Tại khu công nghiệp Giang Điền, tỉnh Đồng Nai, cách TP HCM khoảng 70km, giá thuê đất công nghiệp cho thuê dài hạn lên tới 50 năm với giá chỉ 90 USD/m2 vào tháng trước , tăng từ mức chỉ 60-70 USD/m2 hồi năm ngoái.

“Bạn phải nhanh lên, đất của chúng tôi sắp hết. Rất nhiều ông chủ nhà máy Trung Quốc đến thăm khu công nghiệp của chúng tôi mỗi tuần”, ông Cao Bách Khoa, giám đốc kinh doanh của khu công nghiệp nói.

Bên cạnh đó, giá thuê các nhà máy có sẵn ở các khu công nghiệp nổi tiếng gần TP HCM đã tăng tới 4 USD/m2 từ mức 3 USD/m2 vào năm ngoái, theo Vincy Nguyen, Quản lý của công ty xây dựng và quản lý các khu công nghiệp BW Industrial Development.

“Khoảng một nửa số nhà máy của hai dự án của chúng tôi ở tỉnh Bình Dương, hiện đã được cấp phép và đang xây dựng”, cô nói.

Hsu Yu-lin, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Đài Loan tại Việt Nam, cho biết sự gia tăng đột biến trong việc di dời này là do có những lo ngại về cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

“Chắc chắn, đã có hơn 100 nhà máy thuộc sở hữu của Đài Loan chuyển từ đại lục sang Việt Nam trong vài tháng qua. Số lượng các nhà máy thuộc sở hữu của Trung Quốc và Hong Kong đã di chuyển phải gấp 3 lần hoặc nhiều hơn”, bà Hsu nói thêm.

Theo Hồng Vân/Dân Trí

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…