3 nước tại Đông Nam Á xem xét thương vụ giữa Grab và Uber

Đến nay, tại khu vực Đông Nam Á đã có tổng cộng 3 quốc gia xem xét thương vụ giữa Grab và Uber là Singapore, Malaysia và Philippines.
3 nước tại Đông Nam Á xem xét thương vụ giữa Grab và Uber

Ngày 2/4, Philippines thông báo nước này sẽ đưa hãng taxi công nghệ Grab vào danh sách giám sát chống cạnh tranh sau khi hãng này tiếp nhận mảng hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á của đối thủ Uber. 

Như vậy, Philippines là nước thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á có động thái trên sau khi Malaysia và Singapore có thông báo tương tự.

Thông báo cho biết Ủy ban Cạnh tranh của Philippines (PCC) cho biết cơ quan này "sẽ giám sát chặt chẽ thỏa thuận giữa Grab và Uber do thỏa thuận này có thể tác động tiêu cực đến các dịch vụ vận tải và giao thông công cộng."

Cũng trong ngày 2/4, Malaysia thông báo sẽ đưa hãng taxi công nghệ Grab vào danh sách giám sát chống cạnh tranh sau khi hãng này tiếp nhận mảng hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á của đối thủ Uber.

Thông báo cho biết Ủy ban Cạnh tranh của Malaysia sẽ kiểm soát Grab, đặc biệt nếu hãng này có những hoạt động cạnh tranh không công bằng hoặc tăng phí đột ngột.

Bộ trưởng Nội vụ Malaysia Nancy Shukri khẳng định việc giám sát là cần thiết để đảm bảo cạnh tranh công bằng trong mảng dịch vụ vận tải này để gây tổn hại tới lợi ích của người tiêu dùng. Bà nhấn mạnh trong trường hợp có hiện tượng chống cạnh tranh, Đạo luật Cạnh tranh sẽ ngay lập tức có hiệu lực.

Trước đó vào ngày 30/3, Singapore thông báo sẽ điều tra về thỏa thuận chuyển nhượng mảng kinh doanh tại thị trường Đông Nam Á của Uber cho đối thủ Grab, đánh dấu lần rút lui thứ 2 của Uber tại thị trường châu Á.

Lý do cơ quan chức năng "đảo quốc sư tử" đưa ra là lo ngại thỏa thuận này có thể tạo thế độc quyền cho Grab, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và giới tài xế.

Ủy ban Cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại và công nghiệp Singapore đã ban hành văn bản chỉ đạo các biện pháp tạm thời cho Uber và Grab, yêu cầu hai công ty này không được tiến hành các bước nhằm sáp nhập hoạt động kinh doanh tại Singapore trong thời gian cuộc điều tra diễn ra.

Thông báo của ủy ban cũng yêu cầu 2 doanh nghiệp giữ nguyên các chính sách về giá cũng như các loại hình phục vụ như trước khi đạt được thỏa thuận, đồng thời không được phép chia sẻ cho nhau mọi thông tin mật liên quan đến vấn đề định giá, hay số liệu về khách hàng cũng như tài xế.

Có thể bạn quan tâm

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...

Mỹ mở cuộc điều tra gỗ nhập khẩu

Mỹ mở cuộc điều tra gỗ nhập khẩu

Tổng thống Mỹ đã ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra thương mại mới về gỗ nhập khẩu trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng với Canada và Mexico…