Amazon đàm phán mua lại xưởng phim MGM huyền thoại

Amazon.com Inc đang thảo luận để mua lại xưởng phim Metro-Goldwyn-Mayer nổi tiếng của Hollywood.
Amazon đàm phán mua lại xưởng phim MGM huyền thoại

Trong nhiều tuần qua, Amazon đang đàm phán để mua lại Metro-Goldwyn-Mayer (MGM) với giá khoảng 9 tỷ USD, theo tờ Variety. MGM - xưởng phim đứng sau hàng loạt bộ phim James Bond nổi tiếng, sẽ là động lực giúp thúc đẩy dịch vụ phát trực tuyến Prime của Amazon. 

MGM cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán với Apple và Netflix về việc đưa những bộ phim James Bond mới của mình lên nền tảng trực tuyến. 

Amazon, trong khi đó, đang cải tổ các hoạt động giải trí của mình với sự trở lại của giám đốc điều hành lâu năm Jeff Blackburn. Ông Blackburn đã rời Amazon trong thời gian ngắn để gia nhập công ty đầu tư mạo hiểm Bessemer Venture Partners tại Thung lũng Silicon. Nhưng nay đã quay lại nắm quyền “chỉ huy” toàn bộ bộ phận giải trí của Amazon, bao gồm cả dịch vụ phát trực tuyến Prime Video, Amazon Studios và trang web trò chơi điện tử Twitch.

Trước đây đã có nhiều đồn đoán về việc Amazon mua lại các công ty giải trí. Công ty được xem là có khả năng mua lại AMC Entertainment Holdings Inc. và không may là một số nhà đầu tư đã có sự nhầm lẫn với AMC Networks Inc. -chủ sở hữu của các kênh truyền hình cáp.

Và lần này, các nhà đầu tư rơi vào hiểu nhầm tượng tự với MGM Resorts International - một công ty sòng bạc không có liên quan tới hãng phim Metro-Goldwyn-Mayer. Cổ phiếu của MGM Resorts đã tăng tới 5,8% vào cuối phiên giao dịch trước khi nhanh chóng sụt giảm.

Bloomberg

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...