Anh Quốc: Các cơ sở an dưỡng chịu tác động lớn trước hóa đơn năng lượng tăng cao

Chi phí, nhu cầu gia tăng cùng việc huy động vốn công giảm đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp dịch vụ an dưỡng phải đối mặt với những quyết định rất khó khăn.
cơ sở an dưỡng

Các cơ sở an dưỡng - nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc cuối đời hợp tác với NHS (Dịch vụ y tế quốc gia Vương quốc Anh) - mới đây đã đưa ra cảnh báo về việc sẽ phải cắt giảm giường bệnh và sa thải nhân viên vì tác động tiêu cực của hóa đơn năng lượng gia tăng đè nặng lên chi phí hoạt động hàng ngày của họ.

Mạng lưới nhà cung cấp dịch vụ an dưỡng độc lập của Vương quốc Anh - chủ yếu do tự nguyện điều hành - cho biết các cơ sở chăm sóc cuối đời đang trải qua một giai đoạn thách thức lớn khi chi phí tăng cao nhưng doanh thu từ các phương thức gây quỹ công truyền thống đang sụt giảm.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh nhân được chăm sóc tại nhà đang phải vật lộn để duy trì các tiêu chuẩn chăm sóc vì họ không đủ khả năng để chạy hệ thống sưởi và thiết bị điện y tế được sử dụng trong chăm sóc lâm sàng hàng ngày.

Các cơ sở an dưỡng tại Vương quốc Anh - thường dựa vào các khoản quyên góp từ thiện cho 70%-80% chi phí hoạt động và là những cơ sở phải sử dụng nhiều khí đốt và điện - đã báo cáo rằng hóa đơn tiền điện của họ tăng lên tới 350%.

Có hơn 200 nhà an dưỡng trên khắp Vương quốc Anh, chăm sóc cho hơn 300.000 người già và trẻ em mỗi năm. Nhiều nhà an dưỡng đang báo cáo nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng đối với những người thiếu sự chăm sóc và chẩn đoán trong suốt thời kỳ Covid-19.

Giám đốc điều hành của Hospice UK (Tổ chức từ thiện quốc gia về an dưỡng và chăm sóc cuối đời) Toby Porter, kêu gọi chính phủ lên tiếng đảm bảo rằng các nhà an dưỡng sẽ tiếp tục nhận được sự trợ giúp của nhà nước về hóa đơn năng lượng sau khi chương trình hỗ trợ kinh doanh hiện tại kết thúc vào ngày 31/3/2023.

Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang có tác động rất lớn đến các nhà an dưỡng và những người mà họ chăm sóc”. Ông Porter nói: “Các nhà an dưỡng là một phần quan trọng đối với hệ thống y tế… Nếu chi phí năng lượng tăng ảnh hưởng đến khả năng tiếp tục các dịch vụ đó, thì điều này sẽ có tác động lớn đối với hệ thống NHS vốn đã quá tải.

Nhiều đơn vị nhà an dưỡng đã nói với tờ The Guardian rằng họ đang sử dụng nguồn dự trữ tài chính dành cho các dự án vốn hoặc phải phát triển dịch vụ và sử dụng chúng để thanh toán hóa đơn năng lượng. Tuy nhiên, điều này là không bền vững trong dài hạn và nhiều đơn vị hiện đang xem xét khả năng cắt giảm.

cơ sở an dưỡng

Rachel McMillan, giám đốc điều hành của một trong những nhà an dưỡng lớn nhất Vương quốc Anh, St Ann's, ở Greater Manchester, cho biết: “Chúng tôi đang ở thời điểm mà ban lãnh đạo sẽ phải đưa ra một số quyết định rất khó khăn về mô hình hoạt động và cung cấp dịch vụ của mình. Cắt giảm số lượng phòng/giường bệnh sẽ là phương sách cuối cùng, và chúng tôi phải suy nghĩ cực kỳ nghiêm túc, thận trọng về điều này.”

Chính phủ cần lắng nghe các an dưỡng; chúng tôi là một phần thiết yếu của hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ quốc gia. Chúng tôi không phải là một thứ gì đó xa xỉ.

Nhà an dươngx dành cho trẻ em Tŷ Hafan ở miền nam xứ Wales mới đây tiết lộ rằng họ đã nhận được báo giá 600.000 bảng Anh mỗi năm cho nhu cầu năng lượng trên toàn bộ địa điểm chính và mạng lưới 18 địa điểm từ thiện. Tổng hóa đơn năng lượng của họ vào năm ngoái là 100.000 bảng Anh. Ngay cả với sự giúp đỡ từ chương trình hỗ trợ hiện tại của chính phủ, thì dự kiến ​​hóa đơn vẫn sẽ lên tới 332.000 bảng.

North Devon Hospice, nơi chăm sóc cho khoảng 2.500 bệnh nhân, cho biết họ đang lập ngân sách cho khoản lỗ 1 triệu bảng trong năm nay trên doanh thu 6 triệu bảng. Chỉ riêng chi phí năng lượng đã tăng từ 75.000 bảng một năm lên 377.000 bảng.

Người phát ngôn của nhà an dưỡng North Devon Hospice nhân xét: “Lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ là một nạn nhân vô hình của cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

Dịch vụ an dưỡng và chăm sóc cuối đời – dù được cung cấp dưới hình thức chăm sóc bệnh nhân nội trú hay tại nhà – đều sử dụng nhiều năng lượng do nhu cầu duy trì nhiệt độ cũng như các thiết bị y tế chạy bằng điện, từ máy bơm oxy và máy thở cho đến vận thăng.

Hầu hết các nhà an dưỡng phụ thuộc vào việc gây quỹ tại địa phương, thông qua các tổ chức từ thiện, xổ số và quyên góp, để duy trì hoạt động. Nhưng một số người cho biết nhiều nhà tài trợ nay đã không còn đủ khả năng để quyên góp và đã phải hủy đăng ký trong chương trình xổ số gây quỹ địa phương.

Gần 1/5 tổ chức từ thiện đã cảnh báo rằng họ sẽ phải cắt giảm dịch vụ và nhân viên trong vài tháng tới vì chi phí năng lượng tăng cao, theo một cuộc khảo sát của tổ chức từ thiện thinktank Pro Bono Economics.

Sam Mercadante tại Hội đồng Quốc gia về các Tổ chức Tình nguyện cho biết: “Nếu không có sự gia hạn hỗ trợ từ chính phủ… các tổ chức sẽ buộc phải hạn chế các dịch vụ của họ vào thời điểm mà nhiều người đang cần và phụ thuộc vào họ hơn bao giờ hết.”

Về vấn đề này, người phát ngôn của chính phủ Anh cho biết: “Chúng tôi đồng cảm và hiểu được những áp lực mà các nhà an dưỡng phải đối mặt, nhất là với hóa đơn năng lượng ngày càng tăng và chúng tôi vẫn đang nỗ lực để hỗ trợ chi phí. Đây là lý do tại sao chúng tôi tiếp tục thực hiện chương trình cứu trợ hóa đơn năng lượng, có nghĩa là các tổ chức khu vực công và tự nguyện, bao gồm cả nhà an dưỡng, sẽ chỉ phải trả một nửa chi phí năng lượng vào mùa đông này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…