ASML từng bước thực hiện hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc

ASML Holding NV đang từng bước thực hiện theo yêu cầu của chính phủ về việc hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất vật liệu bán dẫn sang Trung Quốc.
hạn chế xuất khẩu

ASML là một liên doanh giữa Philips và công ty sản xuất chip ASM International, được thành lập vào năm 1984. Hiện tại, công ty có trụ sở ở Veldhoven, Hà Lan; cũng là nơi nghiên cứu, phát triển, sản xuất và lắp ráp các sản phẩm, thiết bị của ASML. 

Dù có thể không nổi tiếng như Apple, Intel hay Samsung, nhưng ASML được coi là công ty công nghệ lớn thứ hai châu Âu về giá trị vốn hóa. Các nhà sản xuất chip trên thế giới đều phải mua máy móc từ ASML để chế tạo các chip bán dẫn sử dụng trong điện thoại, máy tính, ô tô và máy chủ. Các khách hàng lớn nhất của ASML phải kế đến Intel, Samsung cũng như TSMC Đài Loan. ASML có cơ sở khách hàng trên toàn thế giới và hơn sáu mươi điểm dịch vụ tại mười sáu quốc gia. Công ty được liệt kê trên cả Sở giao dịch chứng khoán AEX và NASDAQ.

Một trong những lợi thế chủ chốt của ASML so với các đối thủ toàn cầu khác là công nghệ in litho siêu cực tím EUV thế hệ mới mà công ty làm chủ. Các cỗ máy EUV thường có giá trên 100 triệu Euro/chiếc. Các công nghệ trên những cỗ máy này đã giúp kéo dài thêm tính đúng đắn của định luật Moore, khi cho rằng sức mạnh bộ xử lý sẽ tăng gấp đôi sau mỗi 18 tháng.

Là nhà cung cấp thiết bị sản xuất vật liệu bán dẫn chính cho các nhà sản xuất chip, ASML kể từ năm 2019 đã buộc phải triển khai một số hạn chế xuất khẩu và giao dịch với nhiều khách hàng Trung Quốc kể từ khi căng thẳng Mỹ - Trung leo thang.

Mới đây nhất, chính phủ Hà Lan và Nhật Bản đã có cuộc thảo luận với Hoa Kỳ về vấn đề này, với kết quả được cho là sẽ yêu cầu các công ty trong ngành bán dẫn hạn chế xuất khẩu máy móc, thiết bị quan trọng sang Trung Quốc. 

Bình luận về tin tức này, phía ASML cho biết: “Đã có các bước tiến được thực hiện để hướng tới một thỏa thuận giữa các chính phủ đối với công nghệ sản xuất chip, không chỉ giới hạn ở các công cụ in thạch bản tiên tiến”.

Công ty Hà Lan nói thêm rằng các biện pháp này dự kiến sẽ không có tác động đáng kể đến các dự báo tài chính năm 2023 của họ. “Tuy nhiên, trước khi các thoả thuận có hiệu lực, nó phải được nêu chi tiết và triển khai thành luật, việc này có lẽ sẽ mất khá nhiều thời gian.”

Tuyên bố của nó sau một báo cáo của Bloomberg vào thứ Sáu cho biết Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hà Lan đã đạt được thỏa thuận sau nhiều tháng đàm phán.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…