Niềm tin của người Mỹ vào chính sách kinh tế đang đổi chiều từ ông Trump sang bà Harris

Cuộc thăm dò mới nhất của Michigan Ross do Financial Times thực hiện cho thấy ứng viên Đảng Dân chủ Kamala Harris đang được tin tưởng hơn ông Donald Trump ở khía cạnh kinh tế…

Ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris phát biểu tại Delaware (Mỹ)
Ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris phát biểu tại Delaware (Mỹ)

Theo kết quả được ghi nhận trong cuộc thăm dò của Financial Times và Trường Kinh doanh Ross của Đại học Michigan cho thấy, ngày càng nhiều người Mỹ tin tưởng vào ứng cử viên Đảng Dân chủ Kamala Harris hơn là cựu Tổng thống Donald Trump trong việc điều hành nền kinh tế.

Cuộc khảo sát với 1.001 người tham gia cho thấy 42% ủng hộ bà Kamala Harris, nhỉnh hơn một chút so với 41% bình chọn ông Donald Trump. Đây là lần đầu tiên trong hơn một năm, Đảng Dân chủ vượt qua Đảng Cộng hòa về khía cạnh kinh tế.

Trên thực tế, Đảng Dân chủ đã nhận được ủng hộ nhiều hơn kể từ khi bà Kamala Harris tiếp quản chiến dịch tranh cử 2024, có thể thấy rõ qua sự gia tăng sự đáng kể các khoản tiền quyên góp, tình nguyện viên và số lượng người tham dự các cuộc vận động mít tinh.

Kết quả từ FT/Michigan Ross báo hiệu một khả năng “lội ngược dòng” cho Đảng Dân chủ khi mà trong tháng trước, chỉ 35% cử tri cho biết họ ủng hộ cách ông Biden điều hành nền kinh tế, thấp hơn hẳn mức 41% của ứng cử viên Đảng Cộng hoà.

Vị thế của ông Donald Trump trong khía cạnh kinh tế vẫn không thay đổi từ tháng Bảy đến tháng Tám. Trong khi đó, bà Kamala Harris đang có lợi thế hơn 1 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, có một số cuộc thăm dò khác cho thấy ông Donald Trump lại đang vượt xa bà Harris trong khía cạnh kinh tế. Chẳng hạn, cuộc khảo sát Kinh tế Toàn quốc gần đây của CNBC chỉ ra rằng các cử tri tin họ sẽ có tài chính tốt hơn dưới thời ông Trump so với thời bà Harris với tỷ lệ chênh lệch 2-1.

Mặc dù tình hình có thể liên tục thay đổi, nhưng người Mỹ luôn coi nền kinh tế là yếu tố quan trọng nhất có tác động đến lá phiếu của họ trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Đến nay, sau 3 tuần kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử, bà Kamala Harris vẫn chưa công bố chính sách kinh tế chính thức nhưng sẽ sớm công bố trong vài ngày tới.

Trong thời gian chờ đợi, cử tri và các nhà tài trợ đều tự hỏi liệu bà Kamala Harris sẽ đi theo có những hướng đi khác biệt như thế nào so với chính quyền hiện tại của Tổng thống Joe Biden - vốn đang vướng phải nhiều chỉ trích từ công chúng.

Cũng trong khảo sát FT/Michigan Ross, một nửa số người được hỏi nhận xét nền kinh tế Mỹ đã tệ hơn nhiều kể từ khi ông Joe Biden trở thành tổng thống vào năm 2021, với 73% người cho rằng tình hình kinh tế hiện tại là tiêu cực. Theo họ, bà Kamala Harris nên loại bỏ hoàn toàn hoặc thực hiện những thay đổi lớn đối với chính sách kinh tế của ông Joe Biden.

Xem thêm

Kamala Harris: Người phụ nữ da màu quyền lực nhất nước Mỹ

Kamala Harris: Người phụ nữ da màu quyền lực nhất nước Mỹ

Bà Kamala Harris, Phó Tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ, đã trở thành biểu tượng của sự bình đẳng, công lý và tiến bộ. Trong bối cảnh chính trị hiện nay, bà Harris không chỉ là người kế thừa vị trí của Tổng thống Joe Biden mà còn là niềm hy vọng mới cho tương lai của nước Mỹ…

Góc nhìn kinh tế của bà Kamala Harris

Góc nhìn kinh tế của bà Kamala Harris

Trước khả năng bà Kamala Harris có thể trở thành ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Mỹ, cùng nhìn lại những quan điểm và lập trường của bà về một số vấn đề kinh tế - xã hội nổi cộm…

Elon Musk cùng nhiều tỷ phú lên tiếng ủng hộ ông Donald Trump

Elon Musk cùng nhiều tỷ phú lên tiếng ủng hộ ông Donald Trump

Vụ ám sát bất thành xảy ra hôm 13/7 đã làm rúng động toàn cầu, thu hút phản ứng mạnh mẽ từ những cá nhân và tổ chức vốn thường giữ im lặng trước những biến động chính trị Mỹ. Trong đó, có nhiều doanh nhân lớn đã lên tiếng ủng hộ ông Donald Trump…

"Donald Trump 2.0" sẽ như thế nào?

"Donald Trump 2.0" sẽ như thế nào?

Mỗi cuộc bầu cử đều được coi là bước ngoặt của Hoa Kỳ, đặc biệt là với viễn cảnh của “Trump 2.0”. Những người ủng hộ ông Trump hy vọng vào một cuộc cách mạng. Nhưng với phần lớn các quốc gia và phần còn lại của thế giới, “Trump 2.0” lại có thể là một rủi ro đáng báo động...

Có thể bạn quan tâm

Máy ATM Bitcoin tại một trạm xăng ở Washington, D.C. (Mỹ)

ATM Bitcoin trở thành mối đe dọa lớn của tiền điện tử

Các chuyên gia cảnh báo, hệ thống ATM Bitcoin đang trở thành mối đe dọa lớn về tội phạm mạng. Mặc dù đem lại tiện ích tới người dùng nhưng nó lại tạo điều kiện cho những kẻ gian lận khai thác sơ hở trong hệ thống bảo mật…

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Nhằm mục tiêu cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong khu vực, Thái Lan hy vọng rằng việc phát triển casino sẽ thu hút thêm du khách quốc tế, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn cho ngành công nghiệp du lịch trọng điểm của đất nước…

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp

Tỷ phú Pavel Durov đã bị bắt giữ tại sân bay Bourget gần Paris vào tối thứ Bảy, theo thông tin từ kênh truyền hình TF1 và BFM, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh…