Bắc Kinh lên tiếng về đề xuất cấm người Trung Quốc mua bất động sản Mỹ

Bắc Kinh chỉ trích đề xuất cấm người Trung Quốc mua bất động sản Mỹ là vi phạm quy tắc thị trường…
Bắc Kinh lên tiếng về đề xuất cấm người Trung Quốc mua bất động sản Mỹ

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra phản hồi về việc các nhà hoạch định sách Hoa Kỳ đang đề xuất cấm người dân Trung Quốc mua bất động sản Mỹ.

“Việc khái quát hóa khái niệm an ninh quốc gia và chính trị hóa các vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư là vi phạm các quy tắc của nền kinh tế thị trường và các quy tắc thương mại quốc tế”, phát ngôn viên Mao Ning cho biết trong một cuộc họp báo thường kỳ.

"Tôi muốn nhấn mạnh rằng hợp tác kinh tế và thương mại Trung Quốc-Hoa Kỳ về bản chất là đôi bên cùng có lợi. Trong những năm qua, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư vào Hoa Kỳ và đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy việc làm trong nước và phát triển kinh tế ở Hoa Kỳ", bà Mao Ning nhấn mạnh. 

Phản hồi này của Bắc Kinh được đưa ra khi các nhà lập pháp ở Texas, Florida, Arkansas và một số tiểu bang khác của Hoa Kỳ đang cân nhắc luật cấm công dân Trung Quốc mua bất động sản ở Hoa Kỳ, khi căng thẳng gia tăng giữa hai nước về các vấn đề an ninh quốc gia. 

Quyền sở hữu đất của người nước ngoài ở Mỹ hiện đang trở thành một chủ đề nóng tại nức này, với ít nhất 11 tiểu bang đang xem xét các hình thức luật mới liên quan đến quyền sở hữu đất nông nghiệp hoặc bất động sản của người nước ngoài. 

bất động sản Mỹ
Người dân Trung Quốc đã chi 6,1 tỷ USD cho bất động sản Hoa Kỳ vào năm ngoái.

Một số điều luật được đề xuất không chỉ nhắm mục tiêu đến công dân Trung Quốc mà còn nhắm đến quyền sở hữu của tất cả các chính phủ nước ngoài, doanh nghiệp và người nhập cư mới. Các luật khác, chẳng hạn như luật đang được xem xét ở Texas, liệt kê các quốc gia được coi là mối đe dọa an ninh cụ thể bao gồm Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên.

Ở một diễn biến khác, chính quyền Thủ tướng Mỹ Joe Biden có kế hoạch thúc đẩy lệnh cấm hoàn toàn mọi khoản đầu tư Mỹ vào một vài công ty công nghệ Trung Quốc và tăng cường giám sát với những công ty khác. Hai trong số các nguồn tin giấu tên cho biết lệnh cấm này dự kiến sẽ áp dụng đối với một số khoản đầu tư gắn liền với sản xuất chip và công nghệ trí tuệ nhân tạo.

Một báo cáo thuộc Đại học Georgetown hồi đầu tháng này cho thấy các nhà đầu tư Hoa Kỳ bao gồm đơn vị đầu tư của Intel Corp và Qualcomm Inc  chiếm gần 1/5 tổng số đầu tư vào các công ty AI của Trung Quốc từ năm 2015 đến 2021, với tổng giá trị đầu tư lên đến 40,2 tỷ USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…