Bất chấp giá cao, người dân Mỹ vẫn chi “bộn tiền” cho thức ăn nhanh

Kết quả thu nhập mới nhất của các chuỗi nhà hàng lớn cho thấy người tiêu dùng Mỹ vẫn sẵn sàng chi tiêu cho đồ ăn nhanh mặc dù giá cả tăng cao...
Bất chấp giá cao, người dân Mỹ vẫn chi “bộn tiền” cho thức ăn nhanh

Trong quý đầu năm 1/2023, doanh số bán hàng tại các cửa hàng thức ăn nhanh hàng đầu tại Mỹ đều ghi nhận mức tăng trên toàn diện: McDonald's tăng 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái, Chipotle tăng 10,9%, Wingstop tăng 20,1%, Taco Bell tăng 9%, Starbucks tăng 12%, Shake Shack tăng 10,3% và thậm chí Subway cũng chứng kiến ​​sự tăng trưởng đột biến, 11,7% dù cho đang chuẩn bị bán lại hoạt động kinh doanh.

Ông Peter Saleh, giám đốc điều hành của công ty tư vấn tài chính BTIG, nhận xét: “Tôi nghĩ rằng thị trường tiêu dùng vẫn khá kiên cường, với việc tăng giá được hấp thụ và gây ra ít tác động”. 

thức ăn nhanh
Các chuối thức ăn nhanh của Mỹ ghi nhận mức tăng trưởng khả quan trong quý 1/2023.

Đây là một tin đáng mừng cho các nhà đầu tư, đặc biệt là sau khi tất cả các thương hiệu đều thực hiện tăng giá trên thực đơn của họ. Trong đó, Chipotle là một trong những thương hiệu tăng giá nhiều nhất, tuy nhiên doanh số bán hàng trong cùng một cửa hàng vẫn tăng trưởng tốt. Giám đốc tài chính Jack Hartung cho biết mức tăng giá mới vào khoảng 10% so với một năm trước. 

Tất cả những dấu hiệu mới này đều trái ngược với những lo ngại trước đó về việc giá cao hơn có thể khiến người tiêu dùng quay lưng. 

Giám đốc điều hành của YUM!Brands, David Gibbs nói với Yahoo Finance rằng công ty có xu hướng phát triển trong thời kỳ tài chính khó khăn, đặc biệt là thương hiệu Taco Bell. “Mọi người dường như quan tâm đến giá trị thương hiệu nhiều hơn một chút so với vài năm trước, nhất là khi họ phải chi tiêu thận trọng”. 

Trong một cuộc gọi với các nhà đầu tư, Giám đốc điều hành của Papa John's Rob Lynch cho biết giá trị thương hiệu cũng đang thúc đẩy khách hàng tìm đến họ. "Chúng ta chắc chắn đang bước vào một thời kỳ mới mà giá trị trở nên quan trọng hơn so với 3 năm qua và vì vậy, điều quan trọng mà các doanh nghiệp cần tập trung vào là một chiến lược giá trị hấp dẫn và thành công”. 

Tuy nhiên, nhà phân tích Peter Saleh vẫn chỉ ra rằng vẫn còn nhiều nhà hàng vẫn đang đối phó với lạm phát hàng hóa ở một mức độ nhất định.

Do những áp lực như chi phí đầu vào như thực phẩm, chi phí lao động và các áp lực lạm phát khác, việc tăng giá trên các thực đơn vẫn sẽ xảy ra, nhưng có thể không đột biến như năm ngoái.

Nhà phân tích của Morningstar Sean Dunlop cho biết: “Tôi nghĩ rằng khó có thể thấy các nhà cung cấp thực hiện quá nhiều đợt tăng giá gia tăng vào năm 2023, đặc biệt là khi chi phí đầu vào cho thực phẩm đã giảm bớt”.

Giám đốc tài chính của Starbucks Rachel Ruggeri tiết lộ với Yahoo Finance rằng công ty dự kiến những thay đổi về giá sẽ bắt đầu ở mức vừa phải vào nửa cuối năm nay, khi thị trường đang chạm tới các mốc giá lịch sử mới. 

Tương tự, giám đốc điều hành YUM!Brands cũng cho biết: “Tôi không cho là giá cả trong năm 2023 sẽ tăng nhiều như 2022. Phần lớn là bởi chi phí thực phẩm giảm bớt và ngay cả thị trường lao động cũng đã tốt hơn rất nhiều”. Hay như tại Chipotle, chuỗi nhà hàng thực hiện một trong những đợt tăng giá lớn nhất, đang chờ xem kết quả năm nay sẽ diễn ra như thế nào.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…