Brazil hợp tác sản xuất hàng loạt vắc xin Covid-19 của Nga

Viện công nghệ của bang Paraná (Brazil) cho biết, họ có thể nhập khẩu vắc xin Sputnik V để sản xuất sớm hơn dự định, nếu cơ quan quản lý y tế liên bang của Brazil cho phép.
Brazil hợp tác sản xuất hàng loạt vắc xin Covid-19 của Nga

Viện công nghệ Tecpar của Brazil dự kiến sẽ sản xuất vắc xin ngừa Covid-19 do Nga phát triển vào nửa cuối năm 2021, sau khi bang Paraná ký kết một biên bản ghi nhớ với Moscow. 

Mặc dù đây là loại vắc xin đầu tiên trên thế giới được phê duyệt nhưng các chuyên gia y tế cũng bày tỏ lo ngại về tính an toàn và hiệu quả của vắc xin khi vội đưa ra thị trường trong khi các công ty dược phẩm khác vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm hàng loạt. 

Tecpar đã ký thoả thuận hợp tác với Quỹ đầu tư RDIF của Nga, trong một tuyên bố từ Moscow cho biết mục tiêu của họ là “tổ chức sản xuất vắc xin Sputnik V và phân phối ở Brazil cũng như các quốc gia Mỹ Latin khác”. 

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia y tế cộng đồng của Brazil và cựu quan chức quản lý cấp cao cảm thấy lo ngại về tính an toàn của vắc xin khi mà loại vắc xin này chưa trải qua giai đoạn thử nghiệm đại trà như thông thường. 

Tại một cuộc họp báo, Giám đốc Viện Tecpar Jorge Callado cho biết họ vẫn đang chờ Nga gửi kết quả thử nghiệm vắc xin giai đoạn I & II, và nói thêm rằng bang Paraná có thể sẽ tham gia vào thử nghiệm giai đoạn III, tuỳ thuộc vào sự cho phép của cơ quan quản lý y tế liên bang Brazil. 

Phát biểu trên một hội nghị trực tuyến, đại sứ Nga tại Brazil Sergev Akopov khẳng định mục đích của mối quan hệ đối tác với bang Paraná là “hỗ trợ song phương trong việc phát triển, thử nghiệm và sản xuất vắc xin”. Đại sứ quán Nga cũng đang thảo luận với bang Bahia về một biên bản ghi nhớ tương tự. 

Brazil là quốc gia có đợt bùng phát đại dịch Covid-19 tồi tệ nhất thế giới sau Hoa Kỳ, với hơn 3,1 triệu người nhiễm bệnh và 104.201 ca tử vong tính đến 12/8. 

TT Brazil Jair Bolsonaro vào tháng trước xác nhận dương tính với Covid-19 và may mắn đã hồi phục. Thống đốc bang Sao Paulo Joao Doria và vợ cũng mới thông báo về việc họ đã nhiễm Covid-19. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...