Các nhà sản xuất Trung Quốc chuyển hướng sang xe hybrid để “né” EU đánh thuế

Đứng trước các áp lực thuế quan của Liên Minh Châu Âu đối với xe điện, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc như BYD, SAIC và Geely đang chuyển hướng sang xuất khẩu xe hybrid để tập trung mở rộng thị phần…

Các nhà sản xuất Trung Quốc chuyển hướng sang xe hybrid để “né” EU đánh thuế

Các hãng sản xuất xe của Trung Quốc dường như đã tìm ra cách để vừa né tránh được mức thuế cao đối với xe điện, đồng thời đảm bảo được kế hoạch mở rộng thị phần tại châu Âu.

Một số công ty như BYD, Geely và SAIC đang đẩy mạnh xuất khẩu xe hybrid sang EU, lý do là bởi dòng xe này không phải chịu mức thuế cao như xe điện.

Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất ô tô Trung Quốc còn di dời cơ sở lắp ráp và sản xuất của họ sang châu Âu để giảm thiểu chi phí và hạn chế các tác động từ thuế quan.

Dự kiến, dòng xe hybrid của Trung Quốc sẽ “thổi bùng” lên một làn sóng cạnh tranh gay gắt tại châu Âu. Những thương hiệu nổi tiếng từ lâu như Toyota, Honda và Nissan đều đã chứng kiến doanh số bị sụt giảm, một phần do sự xuất hiện của xe hybrid Trung Quốc. Các nhà sản xuất châu Âu như Volkswagen cũng không tránh khỏi ảnh hưởng này.

Theo số liệu từ Hiệp hội Ô tô Du lịch Trung Quốc (CPCA), từ tháng 7 đến tháng 10 năm nay, Trung Quốc đã xuất khẩu 65.800 xe hybrid sang châu Âu, cao hơn gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. BYD cung cấp các mẫu hybrid như SEAL U DM-i (mẫu hybrid đầu tiên của hãng tại châu Âu) và Song Plus DM-i. Trong khi đó, Geely có các mẫu plug-in hybrid (PHEV) như Galaxy Starship 7, và các mẫu mild hybrid như Geely Azkarra, vốn chỉ sử dụng động cơ điện nhỏ để hỗ trợ động cơ truyền thống. SAIC sở hữu nhiều mẫu hybrid như MG6 PHEV, SAIC Roewe Erx5 Super Hybrid Edition SUV, MG3 HEV và MG EHS Plug-in Hybrid.

Liên Minh Châu Âu thời gian gần đây đã áp thuế bổ sung đối với các nhà sản xuất ô tô điện Trung Quốc, với cáo buộc rằng chính phủ Trung Quốc đã trợ cấp không công bằng cho các nhà sản xuất này để giúp họ bán sản phẩm với giá rẻ bất thường tại thị trường châu Âu. Chính vì vậy mà EU buộc phải đưa ra các biện pháp nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô nội địa.

Cụ thể, BYD phải đối mặt với mức thuế 17%, Geely là 18,8% và SAIC lên tới 35,3%.

Mặc dù chiến lược tập trung vào xe hybrid để tránh thuế quan có thể hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng cũng có nguy cơ dẫn đến việc EU sẽ áp thuế mới đối với cả xe hybrid Trung Quốc, đặc biệt là nếu chúng tác động đến các nhà sản xuất châu Âu trở nên nghiêm trọng.

Một trong những lý do chính khiến xe hybrid Trung Quốc ngày càng được ưa chuộng tại EU là vì giá cả cạnh tranh hơn so với các mẫu hybrid và xe điện của châu Âu. Yếu tố giá cả trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt tại châu Âu vẫn

Bên cạnh đó, các mẫu hybrid Trung Quốc còn nổi bật với tính năng đa dạng, thiết kế hiện đại cả về ngoại thất và nội thất; cùng với nhiều công nghệ tiên tiến thu hút sự chú ý của người tiêu dùng trẻ tại châu Âu. Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất hybrid Trung Quốc cũng đã cải thiện đáng kể độ tin cậy, chất lượng, cũng như xếp hạng an toàn.

Không những vậy, các mẫu hybrid thường được xem là bước đệm hướng tới những khách hàng muốn chuyển sang xe điện nhưng vẫn còn e ngại về chi phí hoặc chưa quen với công nghệ mới. Xe hybrid thường có giá thấp hơn xe điện, đồng thời mang lại sự thoải mái và quen thuộc của động cơ truyền thống trong giai đoạn chuyển đổi bởi chúng sử dụng cả pin điện và động cơ đốt trong truyền thống.

Tại một số quốc gia, xe hybrid thậm chí còn đủ điều kiện để nhận ưu đãi thuế.

Xem thêm

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu thông qua việc tăng thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù vấp phải phản đối từ Đức và Hungary, nhưng mức thuế bổ sung này dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 10/2024 nếu EU và Bắc Kinh không đạt được các thỏa thuận chung...

Có thể bạn quan tâm

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Thuế quan vô tình "cản trở" thỏa thuận TikTok Mỹ

Theo Reuters đưa tin, thỏa thuận bán lại hoạt động TikTok Mỹ dường như đã bị hoãn lại sau khi phía Trung Quốc đưa ra tín hiệu phản đối trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang do thuế quan…

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Những "đại gia" nào đang “nhăm nhe” mua lại TikTok Mỹ?

Khi thời hạn ngày 5/4 đến gần, TikTok một lần nữa đứng trước nguy cơ bị cấm tại Mỹ nếu không tách khỏi công ty mẹ ByteDance. Hiện tại, Tổng thống Donald Trump đang chủ động thảo luận với các cố vấn về những nhà đầu tư tiềm năng nhằm tìm kiếm giải pháp cho ứng dụng này…

Tổng thống Donald Trump đã nhắm đến nhiệm kỳ thứ 3

Ông Donald Trump có thể làm Tổng thống Hoa Kỳ 3 nhiệm kỳ theo cách nào?

Ian Bassin, cựu cố vấn Nhà Trắng cho Tổng thống Obama hiện là giám đốc điều hành của nhóm vận động phi lợi nhuận Protect Democracy, nhận xét: "Nếu ai nói rằng Tu chính án thứ 22 sẽ ngăn cản ông Trump cố gắng tranh cử nhiệm kỳ thứ ba thì có lẽ họ đã sống ở một hành tinh khác với nơi tôi đang sống"...

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Chính phủ Mỹ đang ráo riết "săn lùng” nguồn cung trứng từ châu Âu và nhiều quốc gia khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng khiến giá cả leo thang…

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…