Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu thông qua việc tăng thuế đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Mặc dù vấp phải phản đối từ Đức và Hungary, nhưng mức thuế bổ sung này dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 10/2024 nếu EU và Bắc Kinh không đạt được các thỏa thuận chung...

Các thành viên EU đồng ý tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc

Mới đây, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã bỏ phiếu cho kế hoạch bổ sung thuế quan đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc dù vẫn đang trong thời gian Brussels và Bắc Kinh đàm phán để tìm kiếm giải pháp thỏa đáng trước hạn chót cuối tháng 10/2024.

Ủy ban Châu Âu hoan nghênh sự chấp thuận của đại đa số thành viên khối đối với kế hoạch tăng thuế, mặc dù một số cường quốc ô tô của EU như Đức và Hungary đã bỏ phiếu phản đối.

Theo Ủy ban Châu Âu, xe điện do Trung Quốc sản xuất đã tăng từ mức 3,9% vào năm 2020 lên 25% thị phần vào tháng 9/2023. Uỷ ban cho rằng các doanh nghiệp ở Trung Quốc đạt được thành tích này là nhờ hỗ trợ bởi các khoản trợ cấp trên toàn bộ chuỗi sản xuất: Từ việc được hỗ trợ đất giá rẻ xây dựng nhà máy, nguồn cung lithium và pin dưới giá thị trường từ các công ty nhà nước cho đến vô số ưu đãi về thuế và tài chính dễ dàng từ hệ thống ngân hàng do nhà nước kiểm soát.

Đà gia tăng nhanh chóng về thị phần đã làm dấy lên lo ngại rằng xe hơi Trung Quốc đe dọa đến thị trường và khả năng sản xuất công nghệ xanh của EU. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng đến công ăn việc làm của 2,5 triệu người lao động trong ngành ô tô của EU và 10,3 triệu người khác có công việc phụ thuộc gián tiếp vào sản xuất xe điện.

Các mức thuế bổ sung sẽ có hiệu lực từ ngày 31/10, trừ khi Trung Quốc tìm được giải pháp để chấm dứt tình trạng căng thẳng song phương.

Phát ngôn viên của Ủy ban Châu Âu Olof Gill cho biết bất kỳ giải pháp nào do Bắc Kinh đề xuất đều sẽ phải tuân thủ hoàn toàn các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), khắc phục vấn đề trợ cấp không công bằng và phải có thể theo dõi cũng như thực thi được.

Đáp lại, chính phủ Trung Quốc lên tiếng phản đối động thái thuế bổ sung từ EU. "Trung Quốc kiên quyết phản đối các biện pháp bảo hộ không công bằng, không tuân thủ và vô lý của EU trong trường hợp này. Xin nhấn mạnh, chúng tôi kiên quyết phản đối việc EU áp đặt thuế chống trợ cấp đối với xe điện của Trung Quốc", người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố trong một bài viết trực tuyến.

Hiện tại, EU và chính phủ Trung Quốc vẫn bốn tuần nữa để đàm phán. Nhiều cuộc thảo luận đã được tổ chức giữa Ủy viên kinh tế EU Valdis Dombrovskis và Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào, cũng như ở cấp độ chuyên gia kỹ thuật.

Nhóm kỹ thuật của Trung Quốc và EU dự kiến sẽ nối lại đàm phán vào ngày 7/10.

Nếu có hiệu lực, mức thuế mà các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ phải đối mặt là 17% đối với xe BYD, 18,8% đối với xe của Geely và 35,3% đối với xe xuất khẩu bởi SAIC thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc.

Geely sở hữu các thương hiệu như Polestar và Volvo của Thụy Điển, trong khi SAIC sở hữu thương hiệu MG của Anh, một trong những thương hiệu xe điện bán chạy nhất châu Âu.

Các nhà sản xuất xe điện khác có nhà máy ở Trung Quốc, bao gồm nhiều công ty phương Tây như Volkswagen và BMW, sẽ chịu thuế 20,7%. Ủy ban EU có mức thuế tính riêng cho Tesla là 7,8%.

Trên thực tế, kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối từ Đức, nền kinh tế lớn nhất Châu Âu và cũng là “quê hương” của hàng loạt hãng xe lớn. Hiệp hội công nghiệp ô tô Đức (VDA) ca ngợi chính phủ Đức đã gửi đúng tín hiệu khi bỏ phiếu chống lại việc áp thuế bổ sung này.

Chủ tịch Hiệp hội Hildegard Müller đã gọi kế hoạch của EU là một bước rời xa khỏi tinh thần hợp tác toàn cầu. Bà thừa nhận cần có các cuộc đàm phán với Trung Quốc và cả hai bên phải ngăn chặn nguy cơ leo thang căng thẳng, trong đó giải pháp lý tưởng nhất là ngăn chặn thuế quan bổ sung để tránh nguy cơ xung đột thương mại.

Trong khi đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán cảnh báo rằng EU có nguy cơ khơi mào một cuộc chiến tranh lạnh kinh tế với Trung Quốc. "Đây sẽ là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra với châu Âu... Nếu căng thẳng tiếp diễn, kinh tế châu Âu sẽ suy sụp”, ông Orbán nói trên đài phát thanh nhà nước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…