CEO Microsoft tố Google gây khó dễ, liên tục tranh giành nội dung trực tuyến

CEO Microsoft Satya Nadella cáo buộc Google liên tục tìm cách cản trở quyền tiếp cận kho nội dung trực tuyến của các công ty khác thông qua thoả thuận độc quyền…

CEO Microsoft Satya Nadella
CEO Microsoft Satya Nadella

Tham gia làm chứng trong một phiên toà liên bang chống lại đối thủ Google, Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella cho rằng Google sử dụng các thoả thuận đắt tiền và độc quyền với nhiều nhà xuất bản để cản trở khả năng thu thập dữ liệu của các công ty công nghệ đối thủ.

Ông Nadella lưu ý thêm, những nỗ lực hiện nay của các “gã khổng lồ” công nghệ trong việc xây dựng thư viện nội dung để đào tạo các mô hình ngôn ngữ (trí tuệ nhân tạo) gợi nhớ cho ông về thời kỳ đầu của các thỏa thuận phân phối.

Thỏa thuận phân phối vốn là cốt lõi trong cuộc chiến chống độc quyền của Bộ Tư pháp Mỹ đối với Google. Chính phủ Mỹ tiết lộ, Google đã trả 10 tỷ USD/năm một cách bất hợp pháp cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh như Apple hay nhà mạng không dây như AT&T và một số hãng khác để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị của họ.

Với sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực tìm kiếm, Google dễ dàng chiếm lĩnh được thị trường quảng cáo béo bở, giúp thúc đẩy lợi nhuận khổng lồ cho công ty.

Theo chia sẻ của CEO Nadella, việc xây dựng trí tuệ nhân tạo cần có khả năng tính toán mạnh mẽ của máy chủ và dữ liệu để đào tạo phần mềm. Đối với máy chủ, ông Nadella nhấn mạnh Microsoft không có vấn đề gì và sẵn sàng đầu tư thêm nhiều tiền cho chúng. Tuy nhiên, về mặt nội dung dữ liệu, sẽ rất đáng lo ngại nếu một vài công ty nhất định cố tình ràng buộc các nhà sản xuất nội dung với thoả thuận độc quyền.

Cũng tại phiên toà, CEO Microsoft tiết lộ rằng họ đã từng tìm cách đưa công cụ tìm kiếm Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định trên điện thoại iPhone của Apple nhưng đã bị từ chối.

Thẩm phán Amit Mehta của Tòa án Quận Columbia (Mỹ) đã hỏi ngược lại ông Nadella rằng tại sao Apple lại phải chuyển sang Bing trong khi mà chất lượng sản phẩm của Microsoft thấp hơn. Câu hỏi như một lời nhắc lại lập luận của Google rằng họ chiếm ưu thế vì chất lượng chứ không phải vì hoạt động bất hợp pháp.

John Schmidtlein, luật sư trưởng của Google đã phản bác lại rằng dù Microsoft giành được vị thế mặc định trên máy tính và điện thoại di động thì người dùng vẫn bỏ qua Bing và tiếp tục sử dụng Google ở mức rộng rãi.

Luật sư Schmidtlein lập luận, Microsoft đã mắc một loạt sai sót chiến lược khiến Bing không thể có được chỗ đứng, bao gồm cả việc không đầu tư vào máy chủ hoặc kỹ sư để cải thiện Bing và không nhìn thấy được cuộc cách mạng di động.

Ông Schmidtlein còn nói thêm rằng thành công của Microsoft trong việc trở thành công cụ mặc định trên một số điện thoại Verizon vào khoảng thời gian năm 2008, BlackBerry và Nokia năm 2011, đã kết thúc với kết quả tương tự: người dùng bỏ qua Bing và thực hiện phần lớn tìm kiếm của họ trên Google.

Chính bản thân ông Nadella cũng thừa nhận rằng trên hầu hết các máy tính xách tay sử dụng hệ điều hành Microsoft, thì Bing chỉ chiếm thị phần dưới 20%. “Bạn thức dậy vào buổi sáng, đánh răng và tìm kiếm trên Google,” ông Nadella nói thêm, ám chỉ sự thống trị của Google trong lĩnh vực tìm kiếm.

GG.jpg

Ông Satya Nadella trở thành CEO của Microsoft vào năm 2014, rất lâu sau khi “gã khổng lồ” công nghệ này phải đối mặt với một vụ kiện chống độc quyền của riêng mình. Cuộc đấu tranh tại tòa án đó kết thúc bằng một thỏa thuận giải quyết vào năm 2001, buộc Microsoft phải chấm dứt một số hoạt động kinh doanh và mở ra cơ hội cho các công ty khác như Google.

Khi Google, được thành lập vào năm 1998, vươn lên thành công cụ tìm kiếm hàng đầu trong ngành, thì Microsoft và Google trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nhau.

Cả hai đều có trình duyệt, công cụ tìm kiếm, dịch vụ email và một loạt các tính năng khá tương đồng với nhau. Gần đây, họ cũng đã trở thành đối thủ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, với việc Microsoft đầu tư mạnh vào OpenAI và Google xây dựng chatbot Bard AI cùng nhiều khoản đầu tư khác liên quan.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…