Đuổi việc 10.000 lao động, Microsoft vẫn tiếp tục cắt giảm thêm nhân viên trong năm 2024

Microsoft đã xác nhận sẽ tiếp tục cắt giảm nhân viên. Tuyên bố được đưa ra một tuần sau khi kết thúc năm tài chính 2023 và ngay trước hội nghị tập trung vào đối tác truyền cảm hứng hàng năm của công ty. ..
Đuổi việc 10.000 lao động, Microsoft vẫn tiếp tục cắt giảm thêm nhân viên trong năm 2024

Gã khổng lồ công nghệ Microsoft xác nhận sẽ tiếp tục có thêm đợt cắt giảm nhân viên vào năm 2024. Trước đó, vào tháng 1/2023, Microsoft đã tuyên bố cắt giảm 10.000 nhân viên, đợt cắt giảm việc làm lớn nhất trong 8 năm trở lại đây.

Người phát ngôn của Microsoft từ chối tiết lộ con số nhân viên bị cắt giảm trong năm 2024. Tuy nhiên vị này thông tin, những tháng gần đây khách hàng đang tìm cách tiết kiệm tiền trên hóa đơn dịch vụ đám mây. Do đó, việc cắt giảm nhân viên là hành động cần thiết.

"Điều chỉnh về tổ chức và lực lượng lao động là một phần cần thiết và thường xuyên trong hoạt động kinh doanh. Hiện tại, chúng tôi đang ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực tăng trưởng chiến lược cho tương lai, cũng như hỗ trợ tối đa cho khách hàng và đối tác", người phát ngôn của Microsoft nói.

Một thống kê từ các bài đăng trên LinkedIn của các cựu nhân viên Microsoft cho thấy, vị trí bị loại bỏ trong đợt cắt giảm bao gồm cộng tác viên giải pháp, cộng tác viên bán hàng trực tiếp, quản lý chương trình và CSM (Customer Success Manager). Trong đó, CSM là công việc đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm, tạo doanh số cho công ty.

cắt giảm nhân viên

Không chỉ Microsoft, trong năm nay, những công ty công nghệ lớn khác như Amazon, Google đã tiến hành thu hẹp quy mô trong năm nay, sau khi ồ ạt bổ sung số lượng nhân viên để đáp ứng nhu cầu công nghệ gia tăng trong đại dịch Covid-19. Theo đó, hàng chục nghìn người rơi vào cảnh thất nghiệp. 

"Việc tuyển dụng quá mức trong đại dịch là một lý do. Ngoài ra, các công ty công nghệ lớn đang đối mặt với nền kinh tế vĩ mô bất ổn. Vì vậy, họ phải cắt giảm chi phí, điều chỉnh để phù hợp với một giai đoạn dự kiến là khó khăn trong vài quý tới đây", ông Joseph Bonner, Công ty nghiên cứu Argus của Mỹ cho biết.

Cho rằng lãi suất tăng cao đã ảnh hưởng một phần đến quyết định cắt giảm nhân viên của các công ty công nghệ lớn, ông Aaron Terrazas, nhà kinh tế trưởng, Công ty Glassdoor cho hay: "Rất nhiều công ty công nghệ đang phải giải quyết hệ quả của việc gia tăng lãi suất. Lãi suất cao hơn cũng có nghĩa chi phí rủi ro cao hơn. Trong khi công nghệ là ngành kinh doanh nhiều rủi ro. Họ đặt cược vào tương lai, vào các sáng kiến, hy vọng rằng ý tưởng đó sẽ mang lại lợi nhuận vào thời điểm nào đó và họ phải đánh giá lại các khoản đầu tư và chi phí lao động".

Tuy nhiên nhiều quan điểm khác lại cho rằng, khó khăn về mặt tài chính chưa hẳn đã là nguyên nhân chính của làn sóng "đại sa thải" này. Bởi giá cổ phiếu và tình hình tài chính của hầu hết tập đoàn công nghệ đều khá khỏe mạnh.

Họ cho rằng một phần nguyên nhân của việc cắt giảm nhân viên có thể đến từ sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo. Một số doanh nghiệp khẳng định sẽ xem xét nghiêm túc việc sử dụng ChatGPT để vận hành công việc thay vì bỏ ra số tiền lớn để thuê nhân viên làm công việc tương tự.

Theo nền tảng chuyên theo dõi về nhân sự và các đợt sa thải nhân sự Layoffs.fyi, từ đầu năm 2023 đến nay, tổng số nhân viên bị sa thải là 201.860 người. Các đợt sa thải nhân viên công nghệ đã vượt quá tổng số lần sa thải trong lĩnh vực công nghệ vào năm 2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...