Chỉ trong 5 năm, nền kinh tế kỹ thuật số của Singapore đã cán mốc 80 tỷ USD

Đóng góp của nền kinh tế kỹ thuật số cho GDP của Singapore đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 5 năm từ 2017 đến 2022…

Khu vực Marina Bay nổi tiếng của Singapore
Khu vực Marina Bay nổi tiếng của Singapore

Theo báo cáo của Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm (IMDA) của Singapore, đóng góp của nền kinh tế kỹ thuật số cho GDP của Singapore đã tăng gần gấp đôi lên 106 tỷ SGD (77,5 tỷ USD), tương đương 17%, vào năm 2022, tăng từ mức 58 tỷ đô la Singapore vào năm 2017.

Nền kinh tế số được chia thành hai phần chính: lĩnh vực thông tin truyền thông (I&C) và số hóa trong các khía cạnh khác của nền kinh tế chung. Một phần ba nền kinh tế kỹ thuật số được thúc đẩy bởi lĩnh vực thông tin và truyền thông và hai phần ba được thúc đẩy bởi quy trình số hoá.

I&C cung cấp các dịch vụ như viễn thông, lập trình máy tính và tư vấn CNTT, điện toán đám mây và phát triển phần mềm.

Số hóa trong nền kinh tế chung đo lường giá trị được tạo ra từ các khoản đầu tư và chi tiêu vào vốn kỹ thuật số trên tất cả các lĩnh vực, ngoại trừ I&C. Chúng bao gồm các kết quả kinh tế ở các công ty đầu tư vào công nghệ cho các hoạt động tiếp cận khách hàng tốt hơn, tối ưu hóa quy trình kinh doanh cũng như đổi mới sản phẩm và dịch vụ.

“Sự mở rộng của nền kinh tế kỹ thuật số xuất phát từ việc các doanh nghiệp áp dụng công nghệ kỹ thuật số nhiều hơn, từ đó góp phần vào sự tăng trưởng mạnh mẽ của nhân lực công nghệ”, IMDA chỉ ra.

Dựa trên dữ liệu mới nhất hiện có, các nền kinh tế kỹ thuật số của Estonia, Thụy Điển và Vương quốc Anh chiếm 16,6%, 15% và 16,1% GDP tương ứng của họ vào năm 2020. Để so sánh, nền kinh tế kỹ thuật số của Singapore hoạt động tốt hơn, đóng góp vào 16,7% GDP của nước này vào cùng thời điểm.

Theo IMDA, các phân ngành chính thúc đẩy tăng trưởng hai con số trong lĩnh vực thông tin và truyền thông - với tỷ lệ lên tới 70% - là trò chơi, dịch vụ trực tuyến và thương mại điện tử, đặc biệt bùng nổ kể từ thời kỳ đại dịch Covid-19.

Giá trị gia tăng từ số hóa trong nền kinh tế chung đã tăng từ 38,6 tỷ SGD năm 2017 lên 72,8 tỷ SGD vào năm 2022, chủ yếu đến từ các lĩnh vực tài chính và bảo hiểm, thương mại bán buôn và sản xuất.

Theo khảo sát hàng năm của IMDA, tỷ lệ áp dụng công nghệ của các doanh nghiệp đã tăng từ 74% năm 2018 lên 94% vào năm 2022. Cũng nhờ đó mà ngày càng có nhiều chuyên gia công nghệ được tuyển dụng ở tất cả các lĩnh vực, với số lượng việc làm công nghệ tăng từ khoảng 155.500 năm 2017 lên 201.100 vào năm 2022.

“Bất chấp làn sóng sa thải nhân viên trong lĩnh vực công nghệ gần đây, nhu cầu về việc làm công nghệ có thể vẫn ổn định khi quá trình số hóa nền kinh tế ngày càng sâu sắc”, IMDA nhấn mạnh.

Trong một đề xuất ngân sách năm 2022, Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết chính phủ sẽ đầu tư 200 triệu SGD trong vài năm tới vào các dự án xây dựng năng lực kỹ thuật số trong doanh nghiệp và người lao động.

“Nhìn chung, nền kinh tế kỹ thuật số của Singapore đang phát triển mạnh mẽ và triển vọng dài hạn vẫn tích cực. Chính phủ Singapore tiếp tục cam kết phát triển nền kinh tế kỹ thuật số cạnh tranh và bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng công nghệ cao”, báo cáo lưu ý thêm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...