Chính phủ Đức rót 2 tỷ Euro cho ngành công nghệ bán dẫn nội địa

Đức có kế hoạch đầu tư hàng tỷ Euro vào ngành bán dẫn nội địa với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu, xây dựng chuỗi cung ứng độc lập và giảm phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc…

Chính phủ Đức rót 2 tỷ Euro cho ngành công nghệ bán dẫn nội địa

Theo tiết lộ từ Bloomberg, chính phủ Đức đang lên kế hoạch đầu tư khoảng 2 tỷ Euro vào ngành công nghiệp bán dẫn nội địa nhằm mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh toàn cầu và giảm bớt phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc.

Dự kiến, khoản đầu tư này của chính phủ sẽ hỗ trợ các công ty bán dẫn nâng cấp cơ sở sản xuất hiện tại lên một tầm cao mới. Vào hồi đầu tháng 11, Bộ Kinh tế Đức đã kêu gọi các công ty bán dẫn nộp hồ sơ xin trợ cấp. Tuy nhiên, số tiền cụ thể dành cho các khoản trợ cấp vẫn chưa được xác định. Con số này có khả năng sẽ được quyết định sau cuộc bầu cử tiếp theo của Đức, dự kiến diễn ra vào tháng 2/2025.

Động thái mới nhất này của chính phủ Đức diễn ra sau khi Intel ngừng cam kết đầu tư 30 tỷ Euro vào một nhà máy bán dẫn tại Magdeburg. Đây được xem là tổn thất lớn đối với Đức, bởi dự án này dự kiến sẽ trở thành một trong những nhà máy bán dẫn lớn nhất của quốc gia.

Intel trước đó đã nhận được khoảng 10 tỷ Euro trợ cấp từ Đạo luật Chip Châu Âu năm 2023 nhưng công ty hiện đang đối mặt với tình trạng thua lỗ và doanh số sụt giảm, buộc họ phải thu hẹp các dự án đầu tư ở nước ngoài.

Ngoài ra, các công ty như ZF Friedrichshafen AG và Wolfspeed Inc cũng đã tạm hoãn các dự định sản xuất chip tại Đức, khiến ngành công nghiệp nội địa ngày càng trở nên suy yếu.

Trong vài năm gần đây, Đức cùng nhiều nền kinh tế lớn khác ở châu Âu đã đẩy mạnh đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn nội địa, với mục tiêu nhanh chóng nâng cao năng lực sản xuất sản phẩm công nghệ tiên tiến.

Liên Minh Châu Âu cũng kỳ vọng các nỗ lực của họ có thể góp phần nâng cao cao khả năng cạnh tranh của Đức trên toàn cầu, đồng thời giảm bớt phụ thuộc vào các quốc gia như Mỹ và Trung Quốc. Điều này càng trở nên cấp bách hơn sau những gián đoạn vì đại dịch Covid-19 và nguy cơ xảy ra căng thẳng địa chính trị - thương mại toàn cầu.

Bên cạnh đó, vị thế thống trị của Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực này càng khiến Châu Âu lo ngại về nguy cơ công nghệ bán dẫn có thể được sử dụng như một vũ khí cho mục đích quân sự.

Do đó, Châu Âu đã quyết tâm cải thiện toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn của khối, đồng thời đặt tham vọng tăng thị phần của Châu Âu trên toàn cầu lên 20% vào cuối thập kỷ này. Và để hỗ trợ cho mục tiêu này, Châu Âu đã ban hành các đạo luật như Đạo luật Chip Châu Âu 2023 để thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp hàng đầu thế giới.

Xem thêm

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...