Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi người dân không bắt chước xu hướng ăn “tăm chiên” trên mạng xã hội

Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc đã phát hành cảnh báo tới toàn dân về việc không thử nghiệm món “tăm chiên” - một xu hướng đang viral trên mạng xã hội - bởi tăm không phải thực phẩm và không an toàn để tiêu thụ…

Chính phủ Hàn Quốc kêu gọi người dân không bắt chước xu hướng ăn “tăm chiên” trên mạng xã hội

Trong một thông báo báo chí mới nhất được công bố tại Hàn Quốc, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm nước này đã nhấn mạnh: “Tăm xỉa răng được phân loại là sản phẩm vệ sinh, không phải thực phẩm nên chưa được xác nhận là an toàn để người dùng tiêu thụ trực tiếp”.

Sản phẩm vệ sinh được định nghĩa là những sản phẩm được sử dụng hàng ngày có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với cơ thể, chẳng hạn như cốc dùng một lần, dao kéo, ống hút - hoặc tăm xỉa răng.

Thông báo có phần bất ngờ của Bộ được đưa ra khi trên mạng xã hội Hàn Quốc xuất hiện một xu hướng “mukbang” (chương trình ăn uống) gần đây có tên gọi là “tăm chiên” hay “tăm tinh bột” - thu hút sự chú ý cả trên YouTube và các nền tảng truyền thông xã hội khác phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Khi tìm kiếm, có hàng hàng chục kết quả hiện lên về xu hướng “tăm tinh bột chiên” ở Youtube.

“Khi xem mukbang trên YouTube, tôi thấy một video khoai tây chiên nhưng được làm từ tăm. Hôm nay tôi sẽ thử nghiệm điều này”, một YouTuber chia sẻ trong video và sau đó tiến hành chuẩn bị món “tăm chiên” của riêng mình.

screenshot-2024-01-25-at-144847-8108.png

Sau đó, nữ YouTuber này đổ nước sốt lên những chiếc tăm chiên nóng hổi và ăn trước ống kính, nói rằng những chiếc tăm rất ngon và hợp khẩu vị. Video có hơn 4,4 triệu lượt xem tính đến ngày 26/1.

Hiện nay, đã có nhiều bậc phụ huynh lên các diễn đàn trực tuyến để bày tỏ mối lo ngại về việc trẻ em tham gia vào xu hướng này. “Tôi nghe nói có những đứa trẻ đòi ăn “tăm chiên” sau khi xem nó trên YouTube”, một bài đăng trên một cộng đồng trực tuyến dành cho các bà mẹ, chia sẻ.

“Vấn đề nguy hiểm nhất ở đây là trẻ em có thể bắt chước những gì chúng thấy trên video”, một bài đăng khác cho biết.

Trên thực tế, tăm tinh bột (starch toothpick) là một loại tăm được làm từ bột ngô hoặc tinh bột khoai tây trộn với sorbitol, phèn chua và màu nhân tạo.

Sorbitol là một loại rượu đường và phèn chua là một hợp chất hóa học có trong bột nở. Chúng không có hại khi ăn với số lượng nhỏ, nhưng có thể gây nôn mửa, tiêu chảy và viêm ruột trong trường hợp tiêu thụ quá mức.

“Chúng tôi luôn phải đưa ra các yêu cầu đảm bảo an toàn đối với sản phẩm vệ sinh bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn cho thành phần, phương pháp sản xuất và cách sử dụng, nhưng chúng tôi khuyên bạn không nên ăn tăm tinh bột vì chúng chưa được xác nhận là an toàn khi tiêu dùng”, Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc nhấn mạnh trong thông báo của mình.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…